Người Quảng Nam chằng chống, bảo vệ Chùa Cầu trước siêu bão Noru

Nhịp sống - Ngày đăng : 14:25, 25/09/2022

Lực lượng chức năng đang chạy đua với thời gian, khẩn trương chằng chống, bảo vệ Chùa Cầu và các di tích hàng trăm năm tuổi ở phố cổ Hội An trước khi bão Noru đổ bộ.

Xem thêm: Phú Yên: Nhà chìm trong biển nước, dân hối hả chạy đồ sau cơn mưa xối xả

Người Quảng Nam chằng chống, bảo vệ Chùa Cầu trước siêu bão Noru - 1

Sáng 25/9, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cho các tổ quản lý di tích cắt cử lực lượng có mặt ở khu phố cổ để chằng chống, bảo vệ di tích hàng trăm năm tuổi trước khi bão Noru có thể đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung.

Người Quảng Nam chằng chống, bảo vệ Chùa Cầu trước siêu bão Noru - 2

Tại Chùa Cầu - di tích được xem là biểu tượng của đô thị cổ Hội An xuyên suốt 4 thế kỷ qua - tổ quản lý di tích triển khai gia cố ở một số vị trí có dấu hiệu xuống cấp nặng.

Người Quảng Nam chằng chống, bảo vệ Chùa Cầu trước siêu bão Noru - 3

Việc chằng chống, đảm bảo di tích không bị bão tàn phá đang được triển khai khẩn trương bởi thời gian qua di tích này vốn đã rơi vào tình trạng rệu rã, xuống cấp.

Người Quảng Nam chằng chống, bảo vệ Chùa Cầu trước siêu bão Noru - 4

Trên các tuyến phố dành cho người đi bộ, chính quyền TP Hội An cũng chỉ đạo Công ty CP Công trình công cộng Hội An thực hiện việc cắt tỉa cây xanh nhằm giảm thiệt hại khi bão đổ bộ vào đất liền.

Người Quảng Nam chằng chống, bảo vệ Chùa Cầu trước siêu bão Noru - 5

Ở ven biển Cửa Đại - khu vực bờ biển bị sóng to gió lớn tàn phá dữ dội vào mùa mưa bão - các chủ nhà hàng cũng đang khẩn trương chằng chống, gia cố những căn chòi lá.

Người Quảng Nam chằng chống, bảo vệ Chùa Cầu trước siêu bão Noru - 6

Chủ nhà hàng dùng dây quấn chặt thân cây dừa và chòi lá nhằm tránh việc bị gió bão thổi bay.

Người Quảng Nam chằng chống, bảo vệ Chùa Cầu trước siêu bão Noru - 7

Một số chủ nhà hàng ven biển Cửa Đại khiêng đồ đạc ngoài bãi tắm vào bên trong khu nhà hàng để cất giữ.

Người Quảng Nam chằng chống, bảo vệ Chùa Cầu trước siêu bão Noru - 8

Công nhân tham gia thi công tuyến kè Cửa Đại cũng đang rốt ráo gia cố đất đá để bảo vệ bờ biển trước khi bão Noru đổ bộ.

Người Quảng Nam chằng chống, bảo vệ Chùa Cầu trước siêu bão Noru - 9

Lo sợ bão lớn, người dân ven biển Tam Thanh, TP Tam Kỳ dùng bao cát chèn lên mái nhà.

Người Quảng Nam chằng chống, bảo vệ Chùa Cầu trước siêu bão Noru - 10

Bà con địa phương đang "chạy đua" với thời gian để hoàn thành việc gia cố, chằng chống nhà cửa khi bão Noru đang di chuyển rất nhanh và diễn biến phức tạp.

Trong 12 giờ qua, cường độ bão Noru liên tục mạnh lên. Hồi 10h ngày 25/9, tâm bão cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 250km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/giờ), giật trên cấp 17.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông. Đến 7h ngày 26/9, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 800km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh thêm. Đến 7h ngày 27/9, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 25-30km, đi vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ. Đến 7h ngày 28/9, bão Noru trên đất liền Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ 20-25km/h, cường độ suy yếu dần.

THANH BA