Năm học mới giữa đổ nát và hoang tàn của học sinh Ukraine

Đối ngoại - Ngày đăng : 06:00, 20/09/2022

Nhà báo Emilio Morenatti của AP mới đây đã theo chân một nhóm học sinh tại Chernihiv (Ukraine) đến thăm các ngôi trường cũ đã đổ nát tan hoang sau các cuộc bắn phá của quân Nga. Những tấm ảnh và câu chuyện xúc động mà ông ghi lại cũng là tình cảnh chung của hầu hết học sinh và trường học tại Ukraine hiện nay.
1.jpeg

Như trẻ em ở khắp mọi nơi, việc trở lại trường học ở Ukraine mang đến sự hào hứng khi được gặp lại bạn bè và thầy cô giáo. Những đứa trẻ của trường số 21 ở Ukraine hiện giờ đã có những trải nghiệm giống nhau sau gần một năm cuộc chiến với Nga. Các em đã quá quen với âm thanh của còi báo động không kích, thậm chí có thể phân biệt sự khác nhau về âm thanh giữa vũ khí phòng không và tên lửa hành trình.

2.jpeg

Anna Skiban, 12 tuổi, ngồi ở chiếc bàn em đã từng học trước khi trường Mykhailo-Kotsyubynske bị quân Nga ném bom. Anna cùng với bạn bè đến trường để nhận sách giáo khoa và được hướng dẫ kỹ năng sử dụng hầm trú ẩn khi có không kích: “Em rất buồn và không thể tin điều này lại xảy ra với trường của em”.

Trường học số 21 nằm ở phía Bắc thành phố Chernihiv đã phải ngừng hoạt động sau khi hứng chịu thiệt hại nặng nề do bị Nga bắn phá. Trên nền sân chơi cũ, những trò chơi của lũ học trò đã thay đổi. Thay cho trò trốn tìm, chúng tưởng tượng và lập các trạm kiểm soát quân đội, bắt chước âm thanh và tác động của tên lửa... như một trò tiêu khiển mới.

3.jpeg
Oleksandr Morhunov, 13 tuổi, ngồi trên phần còn lại của chiếc ghế trong lớp học ở trường số 21 tại Chernihiv: "Khi ngồi trong lớp học của mình, em nghĩ về việc muốn chiến tranh kết thúc như thế nào".

Phần lớn Chernihiv và các làng xung quanh Kyiv khoảng 130 km (80 dặm) về phía bắc, đã bị tàn phá bởi các trận pháo kích dữ dội trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Quân Nga rút đi để lại 133 trường học bị hư hại nặng và 11 trường khác thành bình địa.

Polina Burenko, 11 tuổi, thỉnh thoảng đến trường số 21. Cùng với người bạn thân nhất của mình, cô bé thích khám phá những gì còn lại của cuộc sống mà mình đã từng có, trước cuộc xâm lược

4.jpeg
Mykola Kravchenko, 12 tuổi, nhìn vào lớp học máy tính của mình bị phá hủy tại lyceum của Mykhailo-Kotsyubynske, nơi bị quân Nga ném bom vào ngày 4 tháng 3, ở Chernihiv.

“Điều cháu tiếc nhất là nó sẽ không bao giờ giống như cũ,” cô bé nói và nhìn lên phòng học ở tầng hai nơi cô từng ngồi. Phía bên phải của ngôi trường bị khoét một lỗ to, phía trên một hầm trú bom, nơi thường dân ẩn náu khỏi các đợt oanh tạc của Nga.

Polina và gia đình mới trở lại đất nước gần đây sau thời gian di tản ra nước ngoài, một cuộc chạy trốn chết chóc mà cô bé nói rằng sẽ luôn bị ám ảnh nặng nề. “Lúc nhà cháu ra đi, chú tài xế đã bị bắn chết ngay trên xe. Chú ấy là bạn thân của nhà cháu”, Polina kể lại bằng giọng trầm lắng.

5.jpeg
Xung quanh là những mảnh kính vỡ và gạch vụn, cô gái 16 tuổi Khrystyna Ignatova ngồi trên bàn của mình trong phần còn lại của lớp học ở Trường Chernihiv số 21: “những gì đã xảy ra là một thảm kịch. Em đã khóc vì tất cả những gì em mất. Tôi nhớ trường học, bạn bè và thầy cô. Nhưng sẽ có một ngôi trường mới, những người thầy mới và những người bạn mới, cuộc sống vẫn tiếp diễn".

Trẻ em thường đến thăm trường vì những lý do khác nhau. Một số vì tò mò, một số khác để nhặt những đồ vật vỡ nát làm thành trò chơi. Tất cả đểu sợ hãi khi đi ngang các dãy phòng học bị rách toạc vì bom đạn, dẫm lên những kính vỡ và nhưng trang sách rách bươm vương vãi trên nền.

“Lần đầu tiên em trở lại trường sau khi bị đánh bom, em thật sự rất sợ. Nhưng dần dần sau đó em đã quen với nó”, Valeria Pyscholka, 16 tuổi, nói.

6.jpeg

Anastasia Avramenko, 13 tuổi, đứng ở vị trí nơi đã từng là bàn học của mình tai trường 21: “Em muốn tốt nghiệp ngay tại ngôi trường này vì nó mang lại cảm thân thuộc”.

Các học sinh đã được di dời đến các trường học gần đó. Nhưng Valeria rất lo lắng về sự thay đổi trong năm tốt nghiệp của mình: “Em chỉ học ở đây một năm, nhưng đó là trường đầu tiên em cảm thấy được chấp nhận,” cô nói.

Chiến tranh kéo theo sự gián đoạn học hành vốn đã ảnh hưởng nặng từ hai năm đại dịch. Năm học này Khrystyna Ignatova, 16 tuổi, rất háo hức khi bắt đầu đi học ở một ngôi trường mới: “Em không muốn ở nhà nữa. Em muốn cảm nhận không khí của năm tốt nghiệp của mình. Những gì đã xảy ra là một bi kịch. Em đã khóc về tất cả những gì đã mất. Tôi nhớ trường học, bạn bè và các thầy cô giáo. Nhưng sẽ có một ngôi trường mới, thầy cô và bạn bè mới. Cuộc sống vẫn phải tiếp diễn”, Khrystyna nói khi đứng trước đống đổ nát của ngôi trường cũ.

Sau một tháng ẩn náu trong căn hầm trú ẩn, nỗi sợ hãi lớn nhất của cô bé là quân đội Nga có thể quay trở lại.

Khrystyna nói thêm: “Thỉnh thoảng tiếng còi báo động không kích vang lên, em rất sợ. Cảm giác như đang ở trong một màn sương mù và những ký ức kinh hoàng hiện lên trong tâm trí”, cô nói. Để vượt qua nỗi sợ hãi của mình, cô bé từ chối các các lớp học trực tuyến: “Em muốn nhìn thấy các bạn cùng lớp của mình trực tiếp chứ không phải trên màn hình điện thoại”.

7.jpeg

Trường học của cậu bé Ivan Hubenko, 11 tuổi, đã bị quân Nga ném bom tan hoang.

Hiện không có kế hoạch hoặc ngân sách cho việc tái thiết trường học số 21. Các nhà chức trách cho biết vùng Chernihiv bị thiệt hại 380 triệu USD về cơ sở hạ tầng giáo dục. Ưu tiên là đầu tư tiền vào các trường bị hư hỏng một phần, nơi có thể được phục hồi nhanh chóng.

10.jpeg
Sofia Klyshnia, 12 tuổi, không thể tin được trường học của mình giờ đã thành bình địa.

Anna Stupak, 9 tuổi, cảm thấy buồn khi bước vào lớp học cũ trống trải của mình và nhìn thấy đồ đạc bị hỏng. Những kỷ niệm vui vẻ đầu tiên đến trường của cô học sinh này nhuộm đầy tàn phá: “Khi bước vào lớp học, em nhớ rất kỹ nó từng như thế nào. Em nhớ các bạn trong lớp, và buồn vì trường học hư hại, cái cửa sổ thật đáng thương. Em chưa bao giờ thấy điều gì khủng khiếp như vậy trong đời".

8.jpeg

Như bao bạn bè trang lứa, Oleksii Lytvyn, 13 tuổi, không khỏi buồn khi thấy chỗ từng là bàn học của mình giờ chỉ toàn mảnh kính và gạch vụn.

Như tất cả những người Ukraine trưởng thành khác, luôn mang cảm giác thù hận với các lực lượng Nga đang vãi bom đạn vào đất nước mình, các học sinh cũng không thoát khỏi cảm giác tức giận khi nhìn những gì xảy ra ở trường học.

“Cháu tức giận khi nhìn thấy cảnh này. Người Nga đã phá hủy trường học của cháu", cậu bé 11 tuổi Ivan Humenko thốt lên.

Bình An