Lần đầu cho con ăn dặm: Bố mẹ nên chú ý điều gì?
Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 08:50, 16/09/2022
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì việc chỉ cho con uống sữa sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Cơ thể trẻ bị thiếu chất sẽ khiến cho quá trình tăng trưởng bị chậm lại. Nhiều trường hợp, trẻ có thể bị mắc bệnh do sự thiếu hụt chất. Chính vì vậy, vấn đề tập cho bé ăn dặmđể đảm bảo bổ sung đủ chất là vô cùng quan trọng.
Khi tập cho bé ăn dặm, các mẹ nên đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, rau xanh, đạm, chất béo, vitamin… Các mẹ có thể nêm thêm dầu ăn vào bát bột cho bé để đảm bảo chất béo cần thiết, giúp bé tăng cân. Không nên thêm bất cứ hương liệu nào như bột ngọt, muối, nước tương hay dầu mè, đường vào đồ ăn của trẻ.
Nên cho trẻ ăn bằng muỗng nhỏ. Muỗng phải đúng kích cỡ và mềm. Ban đầu, mẹ nên cho bé ăn từng miếng nhỏ và đặt nơi đầu lưỡi, sau đó nhẹ nhàng đổ thức ăn vào, tránh việc nhét muỗng quá sâu khiến bé bị nghẹn hoặc cảm thấy buồn nôn.
Lời khuyên trong việc chọn thời điểm
Không nên bắt đầu quá trình ăn dặm quá sớm là lời khuyên của các chuyên gia Nhi khuyên bạn. Mọi sự đi tắt đón đầu đều không nên, không phù hợp đặc biệt với bé. Nếu bé dưới 6 tháng đói, bạn hãy cung cấp sữa cho bé ăn. Nhiều bậc phụ huynh cho bé làm quen với thức ăn đặc từ rất sớm, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới bé: Bé dễ bị chậm lớn, dễ tiêu chảy do không thể tiêu hóa được đồ ăn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên bắt đầu quá trình ăn dặm ở con quá muộn. Nếu cho bé tiếp xúc với thức ăn dặm muộn thì bé cũng gặp nhiều vấn đề như: Tăng trưởng kém do được bổ sung ít năng lượng, thiếu máu thiếu sắt.
Cho bé ăn dặm dần dần
Bạn và bé có nhiều thời gian để khám phá thế giới ăn dặm. Đây là một thế giới hoàn toàn mới mẻ với bé trong lĩnh vực ẩm thực. Vì vậy, bạn không nên vội vàng cho bé ăn nhiều ngay từ đầu. Thời gian đầu, bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng rất nhỏ (khoảng nửa muỗng cà phê). Dần dần bạn tăng số lượng lên cho phù hợp với bé.
Xem sở thích ăn uống của con
Khi cho trẻ ăn dặm, bạn cũng cần lưu ý tìm hiểu về lịch sử ăn uống của gia đình. Bạn hãy xem những loại thức ăn nào không phù hợp hay những loại thức ăn nào làm cơ địa những thành viên trong gia đình dị ứng. Đây là bước quan trọng giúp bạn tìm ra sở thích, sở ghét và những loại thực phẩm phù hợp cho con bạn.
Làm theo các tín hiệu của bé
Nếu em bé của bạn không thích một loại thức ăn nào đó hoặc vẫn chưa đói, đừng nên ép bé ăn. Điều này tránh làm tổn thương bé và làm mất hứng của bé. Bạn cũng không nên sốt ruột vì cho trẻ ăn theo sở thích và mong muốn cũng rất tốt, điều quan trọng thời gian này là làm phong phú thức ăn và tạo hứng thú ăn uống cho trẻ.
Không cho trẻ ăn mặn
Sai lầm lớn nhất các mẹ hay mắc phải là bỏ gia vị vào đồ ăn của con. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, trẻ 1 tuổi mới cần ăn thức ăn có gia vị. Bởi nếu ăn mặn quá sớm sẽ gây rối loạn vị giác, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng chán ăn và biếng ăn ở trẻ.
Không những vậy, việc ăn quá nhiều muối có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ, hại thận...
Không để ý đến dấu hiệu con bị dị ứng hoặc táo bón
Khi ăn dặm, con thường hay mắc 2 chứng bệnh đó là dị ứng và táo bón. Đây là những dấu hiệu nguy hại, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Song nhiều mẹ lại chủ quan, không thực sự để ý đến những dấu hiệu này của bé. Táo bón hoặc dị ứng cho biết thức ăn tiêu hóa rất chậm, con không phù hợp món ăn này hoặc do cách chế biến sai.
Nếu con bị táo bón và dị ứng thì nên dừng việc cho bé ăn lại. Cha mẹ nên chờ hệ thống tiêu hóa của bé hoàn thiện các chức năng rồi mới thử lại. Mẹ nên để ý những món con bị dị ứng và nên tránh chế biến cho con. Bởi có nhiều bé gặp nguy hiểm khi dị ứng thức ăn.
Trong nhà có người lớn bị dị ứng thức ăn nào đó, người chế biến cũng nên thận trọng khi nấu cho trẻ. Hãy cho bé ăn 1 lượng ít trước để xem phản ứng của trẻ. Sau dần mới tăng lượng đồ ăn lên.