6 đặc điểm của trẻ sơ sinh giúp cha mẹ phỏng đoán được con cao hay thấp
Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 19:00, 13/09/2022
Đi cùng với sự phát triển của xã hội, con người không chỉ chú trọng đến phát triển trí tuệ mà còn chú ý đến sự phát triển về thể chất nữa. Khi có chiều cao, chúng ta sẽ có nhiều ưu thế hơn những người có thể trạng thấp lùn. Vì vậy phụ huynh nào cũng hy vọng con có chiều cao vượt trội khi lớn lên.
Dưới đây là 6 đặc điểm của trẻ sơ sinh giúp cha mẹ đoán được con cao hay thấp trong tương lai.
1. Chiều dài lúc mới sinh vượt trội
Thông thường những em bé sinh đủ tháng sẽ có chiều dài trung bình khoảng 50m. Trong 6 tháng tiếp theo con cao thêm khoảng 4-5cm. Nếu bố mẹ thấy con có chiều cao nhỉnh hơn nhiều so với chiều dài trung bình lúc mới sinh, thì tương lai chắc chắn có sẽ có 1 chiều cao lý tưởng.
2. Bàn chân to
Bàn chân to cũng là dấu hiệu nhận biết trẻ lớn lên có cao hay không? Mỗi người đều có chiều cao tương thích với kích thước của bản thân. Chẳng thế mà trong pháp y người ta thường đo đạc xương chân để phỏng đoán chiều cao cân nặng của một người.
Những ai có bàn chân lớn, đủ vững chãi thì sẽ có một chiều cao tuyệt vời. Còn trẻ nào có bàn chân nhỏ nhắn thì tương lai cũng có thể cao vượt trội nhờ các phương pháp ăn uống, rèn luyện sức khỏe.
3. Bắp chân thon
Bắp chân của trẻ dài hơn, thon hơn tức là đầu gối của chúng cao hơn những đứa trẻ khác. Bởi xương bắp chân của những bé này được kéo dài hết mức.
Ngoài ra bắp chân có tỉ lệ thuận với đùi. Khi bắp chân của trẻ thon dài thì đùi cũng dài hơn, gọn hơn. Như vậy con sẽ sở hữu đôi chân dài. Về tổng thể trẻ sẽ cao lớn.
4. Cánh tay dài
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tay của trẻ trông dài hơn cũng là 1 dấu hiệu để nói lên rằng sau này con sẽ có chiều cao như ý.
Muốn biết con có cánh tay dài hay không, cha mẹ cần chú ý tay con trong tư thể duỗi thẳng, hai bàn tay mở ra. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, luyện tập và giấc ngủ của con... để trẻ phát triển tối đa thể lực của mình.
5. Ngón tay thon dài
Theo các chuyên gia, cấu trúc và tỉ lệ cơ thể của mỗi người là khác nhau. Hầu hết những người có chiều cao vượt trội đều sở hữu bàn tay với những ngón tay thon dài. Vì thế khi quan sát con có bàn tay dài, cha mẹ có thể yên tâm tương lai con không thuộc "Top lùn" nhé.
6. Trẻ cao hơn bạn đồng trang lứa
Khi con đứng vững, bố mẹ quan sát chiều cao của con và các bạn cùng tuổi. Nếu bé cao hơn thì xin chúc mừng con có thể trở thành "người mẫu" tương lai đấy.
Cách để cải thiện nhiều cao của trẻ
Trên đây là những dấu hiệu để cha mẹ tham khảo xem con mình có chiều cao lý tưởng trong tương lai hay không? Được biết di truyền là yếu tố chính quyết định chiều cao của một người. Tuy nhiên các yếu tố khác từ môi trường sống như dinh dưỡng, tập luyện, giấc ngủ... cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sự cao hay thấy của con. Vì vậy cha mẹ nên chú trọng đầu tư để trẻ có 1 chiều cao vượt trội trong tương lai.
1. Dinh dưỡng
Trong tất cả các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao, dinh dưỡng có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Cha mẹ nên đầu tư cho trẻ chế độ dinh dưỡng tốt, bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển chiều cao (protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất). Trong đó, protein và canxi đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xương và sức khỏe của xương. Các chất này có nhiều trongsữa, gia cầm, thịt, trứng, đồ biển, các loại đậu và hạt...
2. Tập luyện
Tập thể dục hoặc thể thao có thể cải thiện chiều cao của trẻ thông qua tác động kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, góp phần trực tiếp vào sự phát triển của xương và cơ. Các môn thể thao và tập thể dục giúp lưu thông máu tốt hơn, do đó cung cấp nhiều hormone tăng trưởng hơn cho tất cả các bộ phận của cơ thể.
3. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc là cách giúp tăng chiều cao cực kỳ hiệu quả ở trẻ em và thanh thiếu niên. Yếu tố này chi phối khoảng 25% sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Khi con ngủ đủ giấc trẻ có cơ hội nghỉ ngơi và nhận về nhiều hormone tăng trưởng chiều cao. Đặc biệt, ngủ sâu giấc từ 23h – 01h, tuyến yên nằm ở sàn não có thể sản xuất ra lượng nội tiết tố tăng trưởng đạt đỉnh, lớn hơn rất nhiều so với các thời điểm khác trong ngày. Càng nhiều nội tiết tố tăng trưởng, chiều cao càng phát triển tốt.
Xương của trẻ cũng chủ yếu dài ra khi ngủ. Lúc này, hệ xương không còn chịu áp lực của trọng lượng, các khớp xương và đốt sống được giải phóng, sụn tăng trưởng dưới tác động của nội tiết tố và có đủ dưỡng chất sẽ được tăng sinh, dần dần cốt hóa thành xương, nối dài vào xương giúp tăng chiều dài cho xương.
Hơn nữa, khi trẻ đang ngủ, cơ thể có thể chữa lành và phục hồi sau bất kỳ chấn thương nào, do đó thúc đẩy sự phát triển tối ưu không chỉ ở xương và cơ mà còn cả sức khỏe và thể trạng tổng thể.
Theo Phụ nữ Việt Nam