Điểm tin kinh doanh 7/9: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng biến động trái chiều

Kinh doanh - Ngày đăng : 07:00, 07/09/2022

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng biến động trái chiều; FLC lại bị cưỡng chế thuế 448 tỷ đồng

- Châu Á dẫn đầu xu hướng thanh toán trên thiết bị di động

Người dùng thuộc khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, chuộng sử dụng các loại ví điện tử và thanh toán trực tiếp trên thiết bị di động.

Dữ liệu từ WorldPay từ FIS cho thấy khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thị phần thanh toán di động lớn nhất. Trong đó, 44% các giao dịch được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp tại POS (điểm bán hàng) thông qua điện thoại thông minh thay vì dùng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ. Tỷ lệ này ghi nhận tại các gian hàng trực tuyến lên tới 69%.

Đáng chú ý, Trung Đông và châu Phi có tỷ lệ thanh toán thanh toán di động tại POS cao thứ 2, đạt 12% trong khi châu Âu, châu Mỹ chỉ có lần lượt 8% và 10% giao dịch tại POS được thực hiện trên thiết bị di động.60

Mặt khác, số giao dịch thanh toán di động trên thương mại điện tử đạt 27% và 29%, cao hơn khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi.

- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng biến động trái chiều

So với thời điểm cuối năm 2021, lãi suất huy động tại nhóm ngân hàng “big4” giảm nhẹ, trong khi đó, lãi suất huy động thuộc nhóm ngân hàng TMCP có vốn lớn lại có sự nhích nhẹ...

Tại ngày 6/9, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng do Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank công bố lần lượt là 3,4%, 4% và 5,6%/năm.

So với thời điểm cuối năm 2021, lãi suất huy động tại nhóm “big4” giảm nhẹ lần lượt 0,1% ở các kỳ hạn 3 và 12 tháng, trong khi kỳ hạn 6 tháng không thay đổi.

Trong khi đó, lãi suất huy động thời điểm hiện tại thuộc nhóm ngân hàng TMCP có vốn lớn như Techcombank, VPBank, ACB, SHB... có sự nhỉnh hơn ở kỳ hạn 6 tháng, nhưng lãi suất cho kỳ hạn 12 tháng lại giảm.

- Microsoft, Tiktok, Netflix... cùng các nhà cung cấp nước ngoài nộp ngân sách hàng nghìn tỷ đồng

Những kết quả bước đầu sau khi khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài đã thu về cho Ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.0

Kể từ khi Cổng thông tin được khai trương, đã có nhiều NCCNN lớn đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng trực tiếp qua Cổng. Điển hình như: Facebook (Meta), Microsoft, TikTok, Netflix.

Số thuế đã được kê khai, nộp trực tiếp trên Cổng tại kỳ kê khai Quý I/2022: Microsoft đã nộp 0,5 triệu USD, TikTok đã nộp 34,5 tỷ VND, Netflix đã nộp 7,8 tỷ VND và Facebook sẽ nộp thuế trên toàn bộ doanh thu (từ tổ chức và cá nhân) vào quý II/2022 - số liệu được đăng tải trên tạp chí Thuế nhà nước ngày 30/06.

- FLC lại bị cưỡng chế thuế 448 tỷ đồng

Tập đoàn đa ngành này liên tiếp nhận các quyết định cưỡng chế thuế từ đầu tháng 8 đến nay với tổng số tiền hơn 870 tỷ đồng.

Tập đoàn FLC vừa thông báo ngày 5/9 đã nhận được các quyết định của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình về việc cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/yêu cầu phong tỏa tài khoản tại các ngân hàng.

Tổng số tiền bị cưỡng chế là hơn 448 tỷ đồng nằm trong 3 quyết định. Lý do được đưa ra là Tập đoàn FLC có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý Thuế.

Các tài khoản của FLC bị phong tỏa trong đợt này nằm tại Ngân hàng OCB Chi nhánh Hà Nội, VIB Chi nhánh quận 1 và BIDV Chi nhánh Thanh Xuân.

Việt Báo (Tổng hợp)