Từ chối cho trẻ em chích vắc xin phòng COVID-19 có bị phạt?
Pháp luật - Ngày đăng : 18:15, 05/09/2022
Người dân nói không vi phạm, chính quyền nói chỉ nhắc nhở
UBND phường Trần Phú (Móng Cái – Quảng Ninh) đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với một số phụ huynh từ chối cho con tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Cụ thể, một phụ huynh tên K (SN 1984, trú khu 2, phường Trần Phú) bị lập biên bản vì có hành vi vi phạm hành chính, không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Ông K không ký biên bản vì lý do "tôi không vi phạm hành chính".
Xem thêm: Thêm nhiều người bị lập biên bản vì không cho con tiêm vaccine phòng COVID
Thông tin vụ việc đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Facebook và đã có nhiều luồng ý kiến tranh luận về tính pháp lý việc ra biên bản này của chính quyền địa phương.
UBND phường Trần Phú, TP.Móng Cái cho biết tiêm vắc xin là nhằm bảo vệ sức khỏe của con em và cộng đồng trước thềm năm học mới. Việc lập biên bản cũng chỉ là một biện pháp nhằm nhắc nhở, vận động, tuyên truyền, chứ sẽ không phạt.
Theo ông Hồ Quang Huy - Chủ tịch UBND TP.Móng Cái – đến thời điểm này đã có khoảng 8-9 phụ huynh không cho con đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 bị lập biên bản.
Tuy nhiên, mục tiêu chính cũng chỉ là nhằm thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh. Hiện chưa có bất kỳ biên bản xử phạt mà mới có biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực y tế của UBND phường Trần Phú.
Theo lý giải của lãnh đạo TP. Móng Cái, việc lập biên bản vi phạm hành chính và việc xử phạt là hai khái niệm khác nhau. Lập biên bản vi phạm hành chính là để ghi lại hiện trạng, hành vi và cam kết của người dân. Từ biên bản chuyển thành xử phạt là một trạng thái khác.
Căn cứ nào để lập biên bản?
Theo lý giải của lãnh đạo TP. Móng Cái, việc lập biên bản vi phạm hành chính và việc xử phạt là hai khái niệm khác nhau. Lập biên bản vi phạm hành chính là để ghi lại hiện trạng, hành vi và cam kết của người dân. Từ biên bản chuyển thành xử phạt là một trạng thái khác.
Theo báo Tuổi Trẻ: Căn cứ để lập biên bản được UBND phường Trần Phú đưa ra là dựa trên Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ban hành năm 2007, một số nghị định và quyết định số 219 năm 2020 của Bộ Y tế về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A, theo quy định tại Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Xem thêm: Lãnh đạo TP Móng Cái nói gì về lập biên bản phụ huynh không cho con tiêm vắc xin Covid-19
Theo đó, điều 9 của Luật liên quan đến Vi phạm quy định về sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế có quy định cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với hành vi sau:
Không thực hiện hoặc cản trở trẻ em, phụ nữ có thai sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng. Không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vaccine, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch...
Xem thêm: Thiếu căn cứ lập biên bản phụ huynh không cho con tiêm vaccine Covid-19
Nhận xét về chuyện này, Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cho biết, TP Móng Cái chưa được xem là vùng dịch nên việc áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Văn bản hợp nhất 01/2022/VBHN -BYT lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực y tế để xử phạt người dân đối với hành vi không đồng ý cho con tiêm chủng trong trường hợp này là không đúng.
Như vậy, thay vì áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc, hành chính hóa việc tiêm chủng một cách máy móc, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân
Không tiêm vắc xin phòng COVID-19 có bị phạt?
Căn cứ theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Xem thêm: Tiêm vaccine COVID-19 đối phó với nguy cơ làn sóng dịch mới
Căn cứ theo Quyết định 219/QĐ-BYT 2020, theo đó quy định tại Bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Đồng thời, theo Thông tư 38/2017/TT-BYT về ban hành Danh mục bệnh truyền nhiễm và các loại vacxin bắt buộc phải tiêm chủng. Nếu không tiêm theo các loại vacxin đã được quy định thì có chế tài xử phạt rõ ràng.
Trả lời VnExpress đầu tháng 2/2022, TS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, cho biết trẻ em mắc COVID-19 không diễn biến nặng như người lớn song có thể gặp các di chứng vĩnh viễn gây suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng tới sự phát triển. Nhiều cuộc thử nghiệm vaccine đã chỉ ra trẻ em được đảm bảo an toàn khi tiêm, do liều tiêm chỉ bằng một phần ba so với người lớn. Ngoài ra, tiêm chủng cho trẻ em giúp giảm nguy cơ lây truyền dịch trong cộng đồng.
Xem thêm: Trẻ 5 đến dưới 12 tuổi có cần phải tiêm vắc xin phòng COVID-19 ?
Vậy, có bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng COVID-19? Theo pháp luật hiện hành, chưa có quy định về việc bắt buộc phải tiêm vắc xin COVID-19. Việc tiêm vắc xin COVID-19 chỉ được cơ quan có thẩm quyền khuyến khích đi tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế tùy vào tình hình dịch bệnh của địa phương mà cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu người dân địa phương đó buộc phải tiêm vắc xin COVID-19 để bảo đảm an toàn trong phòng chống dịch bệnh trừ một số trường hợp có lý do chính đáng để không tiêm như việc sức khỏe không được đảm bảo, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.