Bị mẹ chồng mắng vì ăn với em chồng 1 bữa còn đòi chia tiền, tôi đáp 1 câu khiến bà tâm phục khẩu phục
Gia đình - Ngày đăng : 20:00, 01/09/2022
“Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”, tin rằng rất nhiều phụ nữ trước khi kết hôn, sẽ đều được cảnh báo điều này. Về phần nguyên nhân rất đơn giản, nếu nhà chồng có em chồng, thứ nhất họ sẽ phân tán tình cảm của mẹ chồng đối với nàng dâu; thứ 2, khi bố mẹ chồng đã lớn tuổi, tương lai em chồng chắc chắn sẽ cần sự giúp đỡ của anh trai và chị dâu, thậm chí là hoàn toàn dựa dẫm vào.
Chính vì những điều này, cho nên khi nói đến em chồng, những người phụ nữ làm con dâu chắc chắn sẽ cảm thấy đau đầu. Nói chung, nhà chồng càng nhiều người thì thị phi càng nhiều, làm con dâu trong gia đình sẽ khó tránh khỏi xích mích hay tranh chấp. Trong đó đại đa số mâu thuẫn đều do chuyện tiền bạc gây ra.
Rất nhiều nàng dâu vì muốn được mẹ chồng yêu quý mà một mực lấy lòng nhà chồng. Đối với em chồng, luôn tỏ ra biết điều, không chỉ thoải mái trong chuyện tiền nong mà còn phải “hầu hạ” như kẻ dưới với bề trên. Nhưng kết quả lại không như họ tưởng tượng, mẹ chồng không những không yêu quý hơn mà ngược lại còn trở thành đối tượng bị tùy ý quát mắng.
Nhà chồng Liên, dưới chồng còn có một em gái và một em trai. Lúc mới kết hôn, Liên tràn đầy tự tin vào cuộc hôn nhân của mình. Nhưng từ sau kết hôn, tiếp xúc với các em chồng càng nhiều, cô càng nhận ra cuộc hôn nhân của mình đã bị hai người này ảnh hưởng nghiêm trọng. Kết cục là dù rất muốn thân thiết, cuối cùng Liên đành dần tách xa các em chồng.
Trong thời gian Liên mới yêu chồng, mẹ cô đã tận tình khuyên nhủ. Bà sử dụng kinh nghiệm cá nhân để cảnh báo Liên, nói kết hôn với những người có em, khả năng cuộc sống hôn nhân sẽ khó mà tốt được. Thật ra lúc đó Liên cũng hiểu tâm ý của mẹ nhưng đang ở thời kỳ yêu đương nồng nhiệt nên chỉ muốn ngay lập tức kết hôn.
Quan trọng hơn, mặc dù nhà chồng có anh trai và em gái, nhưng Liên luôn nghĩ rằng hôn nhân là chuyện của cô và chồng, miễn là tình cảm vợ chồng cô tốt, những người khác trong nhà chồng không thể ảnh hưởng đến cuộc sống hạnh phúc của hai người. Với suy nghĩ này, cuối cùng Liên và chồng tôi bước vào hôn nhân.
Để cho gia đình yên tâm, cũng để chứng minh rằng những lo lắng của mẹ mình là dư thừa, sau kết hôn, Liên cố gắng hết sức xây đắp mối quan hệ với người nhà chồng. Bất cứ khi nào có thời gian rảnh rỗi, cô sẽ mua các món quà đến thăm nhà chồng. Nhà chồng thiếu đồ dùng sinh hoạt, Liên cũng sẽ mua cho họ trước, mua cho mình sau. Kết quả là kết hôn được nửa năm, Liên không tiết kiệm được 1 xu tiền lương nào. Hầu hết số tiền kiếm được, cô đã “hiến” cho nhà chồng.
(Ảnh minh họa)
Những gì Liên làm cho nhà chồng đều xuất phát từ cái “tâm” nhưng cô cũng hiểu kiếm tiền không dễ dàng gì nên thời gian dần trôi, Liên nghĩ mình nên hạn chế lại. Khi số lần Liên đến nhà chồng giảm đi, thái độ của người nhà chồng đối với cô cũng không còn nhiệt tình như trước.
Mới đây, cô em chồng Liên tìm được một công việc gần nhà vợ chồng Liên. Vì nơi làm cách không xa nên cô ấy thường xuyên đến thăm anh trai - chị dâu. Em gái chồng nhỏ hơn Liên 5 tuổi, vì vậy Liên đặc biệt đặc biệt chăm sóc cô ấy. Không chỉ trong cuộc sống bình thường hỏi han, mà còn thường xuyên đáp ứng tất cả các loại nhu cầu của cô ấy. Ví dụ cô ấy muốn đổi điện thoại di động, Liên liền đáp ứng. Khi em chồng nói có bạn trai và chuẩn bị đi hẹn hò, Liên sẽ đưa cô ấy đến trung tâm thương mại để mua quần áo mới.
Liên đối với em chồng tốt như vậy, tất nhiên cũng có một chút tư tâm là hy vọng thông qua em chồng, làm dịu mối quan hệ của mình với những người khác trong nhà chồng. Nhưng, sự tình lại không phát triển theo hướng tưởng tượng của Liên. Em chồng không biết đâu là giới hạn, đối với chị dâu yêu cầu ngày càng nhiều, coi chị dâu như cây rút tiền.
Chỉ trong một tuần ngắn ngủi, em chồng đã hẹn Liên ra ngoài 3 lần, mỗi lần đều mang theo vài người bạn, lúc ăn tối đều là Liên phải trả tiền. Liên chưa từng nghĩ em chồng lại trơ trẽn như vậy, càng ngày càng thấy cô ấy rất phản cảm.
Cách đây không lâu, em chồng một lần nữa mời Liên đi ra ngoài. Liên đã cố gắng từ chối nhưng cô ấy nói vừa được thăng chức, muốn đi ăn mừng, cuối cùng Liên cũng phải đồng ý. Theo như lý do cô ấy đưa ra thì đáng lẽ tiền mời cơm Liên không phải là người trả, nhưng cuối cùng sau khi đã ăn uống no say, cô em chồng lại không có ý trả tiền, ngược lại nhắc Liên đi thanh toán.
Lần này Liên không muốn mất tiền oan nữa. Thừa dịp những người khác không chú ý, Liên trực tiếp thì thầm với em chồng: “Chị chuyển cho cô 300 nghìn, lần này tiền ăn chúng ta “căm-pu-chia”. Sau khi nói xong, không thèm để ý đến phản ứng của em chồng, Liên chào hỏi mọi người rồi rời đi.
Tối hôm đó Liên nhận được điện thoại của mẹ chồng. Bà thẳng thắn hỏi Liên: “Liên, cô và em chồng cô ăn một bữa ăn, cũng phải chia tiền rạch ròi thế à?" Đối mặt với chất vấn của mẹ chồng, Liên cũng không nể mặt nữa, thản nhiên nói: “Lần nào cô ấy mời bạn bè ăn, con cũng phải trả tiền, như vậy là vô lý!”
Sau khi sự kiện đó xảy ra, mẹ chồng và em chồng không bao giờ đưa ra bất kỳ yêu cầu nào với Liên nữa. Lúc này Liên mới thực sự cảm nhận được những gì khi xưa mẹ cô từng nhắc nhở. Nói tóm lại, đối với các cô gái chuẩn bị lấy chồng, nếu nhà chồng tương lai có nhiều em chồng thì cần phải có sự chuẩn bị tâm lý thật tốt.
Theo V.A - Vietnamnet