Làm gì để cá voi xuất hiện nhiều thêm?

Thiên nhiên - Môi trường - Ngày đăng : 12:18, 25/08/2022

Rừng có xanh thì biển mới thắm. Giữ biển sạch, lành thì cá sẽ về. Cá voi xuất hiện ở Đề Gi và các vùng biển khác của Việt Nam nhắc lại trách nhiệm giữ môi trường biển trong sạch để giữ cá ở lại.

Biển lành, cá về

Cá voi xuất hiện ở vùng biển Đề Gi (Bình Định) thực sự gây cơn sốt với những ai quan tâm đến môi trường. Ngay sau đó ít hôm, ngư dân ở vùng biển xã Vĩnh Thực, TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã bất ngờ chứng kiến cảnh một chú cá voi xuất hiện trên vùng biển khu vực Đầu Đông thuộc xã này.

media-cdn-v2.laodong.vn-storage-newsportal-2022-8-19-1082671-_ca-voi.jpg
Cá voi xuất hiện ở biển Vĩnh Thực - Quảng Ninh. Ảnh: Laodong

Trên báo Lao Động, ông Nguyễn Duy Đông - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thực cho biết cá voi xuất hiện ở vùng biển này là điều kỳ diệu nhất trong suốt nhiều năm qua với người dân ở đây. Trước đây cá voi cũng đã xuất hiện ở Cửa Đài (trên tuyến đường thủy từ Vĩnh Thực ra Đảo Trần).

Xem thêm: Quảng Ninh: Cá voi xuất hiện trên vùng biển Vĩnh Thực, Móng Cái

Sự xuất hiện của cá voi trên vùng biển Vĩnh Thực là sự minh chứng cho nỗ lực của cộng đồng cư dân và các cơ quan quản lý trong việc gìn giữ tài nguyên và môi trường biển. Không chỉ ở Móng Cái thời gian gần đây, cá voi và cá heo cũng liên tục xuất hiện ở vùng biển huyện Vân Đồn.

anh-1n.jpg
Mẹ con cá voi xuất hiện tại biển Đề Gi. Ảnh: VOV

Còn tại Đề Gi, theo ngư dân địa phương, khoảng 10 năm trước, cá voi thường ghé lại vùng biển Đề Gi mỗi năm từ 1-2 ngày là bình thường. Tuy nhiên, sau đó, do đánh bắt cá bằng thuốc nổ diễn ra đã khiến nguồn thức ăn của các loài cá lớn cạn kiệt. Thời gian gần đây, khi nạn dùng thuốc nổ đánh bắt không còn, đàn cá voi lại xuất hiện.

Theo đức tin của người dân miền biển, cá voi hay cá Ông chính là hiện thân của đức Quán Thế Âm Bồ Tát để cứu độ những chúng sinh gặp hoạn nạn trên biển. Tục thờ cá voi là văn hóa tín ngưỡng ở các địa phương ven biển miền Trung và miền Nam nước ta.

Xem thêm: Truyền thuyết huyền bí về loài cá voi ở Việt Nam

2990063723653110390828338222418565957340882n-16603685065781296795684.jpg
Sự xuất hiện của cá voi cho thấy vùng biển Đề Gi sạch và lượng thức ăn phong phú. Ảnh: VOV

Tuy nhiên, phải thấy rằng biển có lành, có sạch, sản vật có phong phú thì cá voi mới tìm đến. Báo Người Lao Động mới đây đã trích ý kiến từ Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và loài nguy cấp (CBES, trụ sở tại TP. HCM) nhận xét, việc cá voi mẹ chọn vùng biển Đề Gi để nuôi con và kiếm ăn là tín hiệu tích cực cho thấy môi trường biển gần bờ của Bình Định được cải thiện, có nhiều thức ăn. Do loài cá voi bryde có tập tính nuôi con bằng sữa hết 6 tháng, nên các cá thể mẹ thường chọn những vùng biển êm, có lượng thức ăn phong phú để nghỉ ngơi và nuôi con. Việc mẹ con cá voi xuất hiện thường xuyên ở Đề Gi phần nào cho thấy môi trường biển ở đây đáp ứng các yêu cầu của loài thú biển này.

Xem thêm: Biển lành, cá voi trở lại

Làm gì để giữ biển, giữ cá voi ở lại ?

Cũng theo báo Người Lao Động, TS Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, cho rằng cho biết vùng biển Đề Gi là nơi duy nhất ở Việt Nam có hiện tượng cá voi khỏe mạnh bơi vào gần bờ săn mồi, kiếm ăn suốt nhiều ngày.

brisbane-whale-watching-56ca7a2fb8ccb0cf29a1fc16-16x9.jpeg
Các tour xem cá voi rất phổ biến tại châu Âu, Nhật và Australia.

"Nếu được quản lý, bảo vệ tốt, việc cá voi xuất hiện ở vùng biển Đề Gi sẽ mang lại nguồn lợi không nhỏ từ hoạt động du lịch cho cộng đồng địa phương. Trái lại, nếu thiếu các biện pháp quản lý, lượng khách quá đông có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho cả cá voi và khách tham quan”, ông An phát biểu trên báo Người Lao Động.

Xem thêmLàm thế nào giữ cá voi lại với vùng biển Bình Định?

Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định đã đề nghị các tàu thuyền, dịch vụ du lịch ngắm cá voi phải bảo đảm giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 100 m để không làm hại đến cá. Đồng thời, các tàu thuyền khi di chuyển trên các khu vực cá voi săn mồi cần chú ý quan sát để không đâm hoặc va vào cá voi.

Cá voi là động vật cực kỳ thú vị mà có thể bạn chưa hiểu hết.

Xem thêm: Những thông tin thú vị cơ bản về cá voi có thể bạn chưa biết?

Theo Trí thức trẻ, nghiên cứu cho thấy một con cá voi lớn có thể hấp thụ trung bình 33 tấn CO2 trong cuộc đời, trước khi chúng chết và chìm xác xuống đáy đại dương. Ngược lại, một cái cây chỉ hấp thụ được không quá 22 kg CO2 mỗi năm.

Xem thêm: Một con cá voi hấp thụ CO2 bằng hàng vạn cây xanh

Các nhà khoa học ước tính giá trị của một con cá voi lên tới hơn 2 triệu USD, đã bao gồm giá trị carbon được cô lập trong suốt cuộc đời của nó, cũng như các đóng góp kinh tế khác như thúc đẩy ngư nghiệp và du lịch sinh thái. Tuy nhiên hiện nay quần thể cá voi đang bị sụt giảm ở tốc độ tương đương 1,3 triệu năm từ hoạt động săn bắt công nghiệp của con người.

Theo tính toán, nếu quần thể cá voi được bảo tồn và gia tăng lên ngưỡng 4 đến 5 triệu cá thể thì mỗi năm chúng sẽ thu được 1,7 tỉ tấn CO2 và tạo ra giá trị tương đương với 13 tỉ USD.

Tổng hợp