7 lưu ý khi ăn chè đậu xanh giải nhiệt mùa hè kẻo rước họa vào thân
Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 17:30, 24/08/2022
Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Ba Đình), trong Đông y, đậu xanh vị ngọt tính mát, vào tâm, vị, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, làm sáng mắt, chữa lở loét, ung nhọt, say nắng. Thường xuyên ăn đậu xanh giúp hạ huyết áp, phòng ngừa xơ cứng động mạch, tăng cường sức khỏe gan.
Đậu xanh còn rất giàu protein, phospholipid và các nguyên tố vi lượng khác, không chỉ có tác dụng bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn thúc đẩy cảm giác thèm ăn. Đậu xanh có chứa một số chất kiềm, có tác dụng làm sạch da và dưỡng ẩm cho da, có tác dụng làm đẹp da rất tốt.
Chè đậu xanh tuy có nhiều công dụng tốt cho cơ thể nhưng nếu ăn sai cách sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Sau đây là 7 lưu ý quan trọng khi ăn chè đậu xanh bạn cần chú ý.
7 lưu ý khi nấu và ăn chè đậu xanh giải nhiệt mùa hè
1. Những người đang uống thuốc Đông y không nên ăn chè đậu xanh
Do đậu xanh có tác dụng giải độc nên có thể khiến thảo mộc trong thuốc Đông y bị hóa giải. Nếu đang uống thuốc Đông y thì tốt nhất là bạn không nên ăn chè đậu xanh để tránh làm mất tác dụng của thuốc.
Chè đậu xanh tuy có nhiều công dụng tốt cho cơ thể nhưng nếu ăn sai cách sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.
2. Đừng ăn quá nhiều cùng một lúc
Ăn quá nhiều đậu xanh sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu. Vì vậy mỗi tuần mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn đậu xanh 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần chỉ nên ăn nửa chén đậu xanh. Còn đối với người già, trẻ em, những người có vấn đề về đường tiêu hóa thì nên ăn ít hơn một chút.
3. Không nên nấu quá lâu
Khi nấu đậu xanh quá lâu hoặc quá nát, nó sẽ làm phá hủy các axit hữu cơ, vitamin và nhiều chất dinh dưỡng khác trong đậu xanh.
Đặc biệt, tinh bột trong đậu xanh có độ hồ hóa cao nên nếu nấu như thế này sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhanh, dẫn tới tăng lượng đường huyết nhanh, hoàn toàn không tốt cho cơ thể.
Ăn quá nhiều đậu xanh sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu.
4. Nên uống nhiều nước và hạn chế ăn hạt đậu xanh
Nấu chè đậu xanh bạn nên cho nhiều nước để thành nước uống giải nhiệt. Tỷ lệ nước với đậu xanh nên là 10:1. Bạn nên uống nhiều nước hơn và hạn chế ăn bã đậu xanh để tránh nạp quá nhiều calo vào cơ thể. Khi uống nước đậu xanh, bạn không nên cho nhiều đường, mật ong, nó sẽ khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao.
5. Người có tay chân lạnh không nên ăn đậu xanh
Người mang thể hàn, biểu hiện là tay chân lạnh, thiếu sinh lực, đi ngoài phân lỏng thì không nên ăn đậu xanh vì có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, mất nước, đau cơ khớp, khiến bệnh tình ngày một nặng.
Khi nấu đậu xanh quá lâu hoặc quá nát, nó sẽ làm phá hủy các axit hữu cơ, vitamin và nhiều chất dinh dưỡng khác trong đậu xanh.
6. Phụ nữ có kinh nguyệt không nên ăn chè đậu xanh
Đậu xanh có vị ngọt và lạnh, trong khi đó chị em đang trong kỳ "đèn đỏ" được khuyên không nên ăn những thực phẩm ngọt và lạnh để không làm hại tử cung, ảnh hưởng đến việc chảy máu kinh nguyệt hoặc làm nặng thêm cơn đau bụng kinh.
7. Tránh kết hợp đậu xanh với những thực phẩm không phù hợp
Không nên ăn chè đậu xanh liền với các món tôm vì sẽ không tốt cho dạ dày và đường ruột. Đậu xanh cũng không nên ăn cùng với cà chua vì sẽ gây khó chịu cho cơ thể.