MU: Erik ten Hag đau đầu và rắc rối Ronaldo
Bóng đá quốc tế - Ngày đăng : 19:40, 09/08/2022
"Mọi thứ giống như địa ngục của công việc. Chúng tôi phải làm việc chăm chỉ và phân tích kỹ rồi mới tính toán cho trận tiếp theo", Erik ten Hag lên tiếng trong phòng họp báo với sự chán nản, vẻ mặt cáu kỉnh và một bài phát biểu gần như thô thiển.
Ông không thể tin được việc MU gục ngã trước Brighton trong trận ra mắt Premier League (1-2), khi đội nhà gục ngã dễ dàng.
Brighton thực hiện cú tát mạnh vào MU, khiến nỗi thất vọng ngập tràn tại Old Trafford. Người hâm mộ chỉ trích đội bóng và thậm chí một vài người tấn công lẫn nhau ngay trên khán đài. Tương lai của CLB một lần nữa bị hoài nghi.
Các cổ động viên bi quan lo lắng về cú rơi tự do không phanh khác, điều vẫn thường xuyên diễn ra kể từ năm 2013, thời điểm Sir Alex Ferguson nghỉ hưu. Từ đội bóng xuất sắc nhất bóng đá Anh, với 39 danh hiệu trong kỷ nguyên của nhà cầm quân Scotland (trong đó có 13 chức vô địch Premier League), ở Manchester, dường như người ta vẫn chưa tìm ra biện pháp khắc phục.
Giai đoạn tiền mùa giải ở Thái Lan, Australia và Na Uy dường như làm dịu mọi thứ, bắt đầu từ chiến thắng tưng bừng trước Liverpool (4-0).
Mùa trước, nhiều cầu thủ MU có những tranh cãi quyết liệt với Ralf Rangnick và cáo buộc rằng ông đã không chuẩn bị cho công việc lớn như vậy. Ông không thể kiểm soát phòng thay đồ, dẫn đến nhiều mâu thuẫn giữa các nhóm.
Ole Gunnar Solskjaer, người tiền nhiệm của Rangnick, có quan hệ tốt với nhiều cầu thủ nhưng không biết cách siết chặt đội bóng. Trong khoảng thời gian cuối nhà cầm quân người Na Uy tại vị, MU không có dấu ấn chiến thuật nào.
Ngược lại với họ, HLV Ten Hag đã sớm thuyết phục được với các cầu thủ rằng bản thân mình có năng lực cùng khả năng thành công nhờ phương pháp riêng, mặc dù còn có sự cứng nhắc nhất định và cuốn sổ các quy tắc của ông làm nổi lên một số vết rộp.
Ông cấm các cầu thủ uống rượu; mời họ rời khỏi đầu bếp riêng của mỗi người để sử dụng thức ăn do đội bóng cung cấp; yêu cầu tất cả thực hiện cân đo hàng tuần để kiểm soát cân nặng của họ. Trong trường hợp đến buổi tập muộn 5 phút, họ không cần vào sân và sẽ phải chịu hình phạt.
Một số quy tắc mới thay đổi thói quen của nhiều cầu thủ MU, nhưng không làm Cristiano Ronaldo bận tâm quá mức. Tuy nhiên, ngôi sao người Bồ Đào Nha không hòa hợp với ai vì hiểu rằng CLB không đáp ứng được nguyện vọng thể thao của anh.
Đãi ngộ kinh tế tại Old Trafford là rất lớn, nhưng Ronaldo vẫn đề nghị người đại diện của mình, Jorge Mendes, tìm kiếm một đội bóng mới. CR7 muốn duy trì mức lương cao, đồng thời được thi đấu trong một CLB đảm bảo cho anh cơ hội đá Champions League, giải đấu mà anh tự hào đang là vua phá lưới trong lịch sử (141 bàn, vượt xa thành tích 125 của Lionel Messi, người xếp thứ hai bảng thống kê).
Câu chuyện không có hồi kết
Cuối tuần qua, những nét tích cực từ giai đoạn giao hữu không được duy trì và hiệu ứng từ cuộc nổi loạn của Ronaldo khiến MU thua Brighton ở vòng mở màn Premier League. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử "Quỷ đỏ" thua sân nhà trước đội bóng khiêm tốn đến từ Brighton & Hove.
"Đó là một bước lùi và thực sự thất vọng", HLV Ten Hag thừa nhận. "Chúng tôi đã mắc lỗi cầm bóng và lỗi tổ chức ở hàng thủ".
Ronaldo theo dõi diễn biến từ băng ghế dự bị trong phần lớn thời gian của trận đấu, với rất nhiều biểu hiện cảm xúc khác nhau. Anh trở thành giải pháp thay thế trong thời gian đầu hiệp hai, với màn trình diễn chệch choạc.
"Cậu ấy đã có 10 ngày tập luyện cùng đội, quá ít đối với trận đấu có 90 phút. Đó là lý do chúng tôi không xếp Cristiano trong đội hình xuất phát", Ten Hag biện minh. Một bài phát biểu không thuyết phục được CR7, chuyên nghiệp và tham vọng chẳng kém ai, dù anh đã 37 tuổi.
Nhưng Ronaldo có thể lực kém hơn những gì HLV mong muốn, anh muốn chơi với áp lực cao từ các đồng đội và bản thân không mệt mỏi.
Đây thực sự là một vấn đề, vì không cầu thủ nào được lớn hơn MU, mặc dù Ronaldo có lượng người theo dõi trên mạng xã hội nhiều gấp 7 lần so với CLB giàu thành tích nhất bóng đá Anh.
Trong mọi trường hợp, hạn chế của MU không phải những gì đang có mà là những người chưa thể đến Old Trafford. CLB có tiền nhưng không bị thuyết phục bởi dự án và dự kiến của mình. Đó là trường hợp của Frenkie de Jong, tiền vệ Barcelona, người từ chối vụ chuyển nhượng dù các đội sớm đạt được thỏa thuận kinh tế.
Và, những người đã đến - gồm Lisandro Lopez, Malacia, cũng như Eriksen - cần thời gian giống như Ten Hag từng tuyên bố, vì họ chưa quen với cường độ Premier League.
Lúc này, Ten Hag đang tìm cách để xoay chuyển tình thế, lấp đầy khoảng trống mà Ferguson để lại sau khi CLB không thể đối phó với hơn 1 tỷ bảng chi cho các cầu thủ mới kể từ đó, hoặc các huấn luyện viên kế nhiệm gồm David Moyes (giành Community Shield), Ryan Giggs , Louis Van Gaal (FA Cup), Mourinho (Community Shield, League Cup và Europa League), Solksjaer, Carrick (tạm quyền 2 trận) và Rangnick.
Sau khởi đầu mà Ten Hag ví như "địa ngục", chiến lược gia vô địch Hà Lan trong 3 mùa giải gần nhất vẫn được chờ đợi kết thúc câu chuyện không bao giờ có hồi kết của MU.