Một bát mỳ tôm có bao nhiêu calo?
Sức khỏe - Ngày đăng : 16:41, 28/07/2022
Mỳ tôm là thực phẩm đã qua chế biến, đóng gói sẵn theo khẩu phần. Hiện nay, để nâng cao tính tiện lợi, mỳ tôm đã được nhà sản xuất đóng gói dưới dạng cốc hoặc bát dùng một lần kèm theo thìa, đũa để người tiêu dùng dễ dàng sử dụng.
Mỳ tôm được làm từ bột mỳ, muối, dầu cọ được kéo thành sợi, sau đó hấp và sấy khô, đóng gói với các gói gia vị. Khi sử dụng, người dùng chỉ cần ngâm mỳ khô cùng với các nguyên liệu gia vị đi kèm trong nước nóng và đợi khoảng 2-3 phút là có thể ăn được.
Thành phần dinh dưỡng của mỳ tôm
Bạn có thể tham khảo giá trị dinh dưỡng của mỳ tôm trong bảng sau:
1 gói mỳ tôm | Hàm lượng | %DV (giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần thực phẩm đóng góp vào chế độ ăn hàng ngày) |
Lượng calo | 290 | 0% |
Tổng carbohydrate | 38g | 13% |
Chất xơ | 2g | 8% |
Đường | 1g | 0% |
Natri | 1200mg | 50% |
Cholesterol | 10mg | 3% |
Chất đạm | 7g | 0% |
Lượng calo trong bát mỳ tôm sẽ khác nhau với cách ăn của mỗi người, rất nhiều người ăn không cho gia vị và có gia vị.
Mỳtôm có gia vị: Lượng calo của mỳ tôm sẽ thay đổi tùy vào thương hiệu, chất phụ gia có trong sản phẩm, nhưng chủ yếu một bát mì tôm sẽ giao động từ 290 calo trở lên. Dưới đây là lượng calo có trong các thương hiệu nổi tiếng:
Mỳ tôm (1 gói) | Hàm lượng calo |
Mỳ Hảo Hảo | 350 calo |
Mỳ Omachi | 367,2 calo |
Mỳ 3 miền | 350 calo |
Mỳ Kokomi | 351,3 calo |
Mỳtôm không cho gia vị: Lượng calo sẽ thấp hơn khi không có gia vị, thường giao động từ 290 calo trở xuống, thậm chí có loại mức calo chỉ còn 188 calo.
Vì vậy, khi ăn nếu cho gia vị, lượng calo sẽ tăng gấp đôi đối với mỗi khẩu phần.
Với hương vị thơm ngon cùng cách chế biến nhanh chóng nên mỳ gói rất được yêu thích. Tuy nhiên, mỳ gói không phải là món ăn bổ dưỡng và luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe bởi trong mì gói có chứa carbohydrate khiến cơ thể tăng từ 33,7% chất béo lên 10,7% chất đạm. Do đó, mỳ gói làm tăng lượng mỡ thừa trong cơ thể khiến bạn bị béo lên nếu ăn quá thường xuyên.
Tác dụng phụ của mỹ tôm
Ưu điểm của mỳ tôm là tiện lợi, hương vị dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Tuy nhiên, ăn mỳ tôm nhiều sẽ gây ra một số tác dụng phụ như:
- Huyết áp cao: Theo nghiên cứu, mỳ ăn liền có lượng natri cao, chứa nhiều muối dẫn đến mỗi khi ăn sẽ bị đổ mồ hôi và là lý do chính khiến bạn bị tăng huyết áp.
- Tổn thương gan: Mỳ ăn liền chứa các nguyên liệu gây nguy hiểm cho cơ thể, một trong số đó là Propylene Glycol chất phá hủy và làm rối loạn gan.
- Rối loạn kích thích sinh dục: Đối với phụ nữ khi sử dụng mỳ tôm thường bị rối loạn nội tiết tố, còn đối với nam giới thì không thể điều tiết và giảm ham muốn tình dục.
- Gây ung thư: Ung thư là căn bệnh phổ biến trên thế giới, xảy ra với nhiều độ tuổi khác nhau và mỳ tôm trở thành một trong những thực phẩm có nguy cơ dẫn đến ung thư bởi các thành phần chất nguy hiểm có trong mỳ.
- Bệnh tim: Theo khảo sát, mỳ tôm được bình chọn là đồ ăn vặt, đồ ăn kiêng ít vitamin, do đó dẫn đến đẩy nhanh quá trình mắc bệnh tim ở cơ thể.
- Tăng chất béo: Gói gia vị có trong mỳ tôm chủ yếu là dầu mỡ, mỡ lợn hoặc bơ được chế biến trước khi đóng gói, chứa nhiều chất béo ẩm. Chất béo ẩm trong gói gia vị nếu ăn quá nhiều hoặc thường xuyên, có thể làm tăng mức độ lipoprotein trong máu và cholesterol cao tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
- Tỷ lệ tử vong đột quỵ: Mỳ tôm chứa nhiều muối không chỉ liên quan đến huyết áp cao và các bệnh tim mạch mà còn làm tăng tỷ lệ tử vong do đột quỵ.