Nhà đầu tư cắt lỗ nhiều lần, thị trường bất động sản có dấu hiệu bất ổn?
Kinh doanh - Ngày đăng : 10:28, 24/07/2022
Chuyên gia cảnh báo loạt dấu hiệu bất ổn của thị trường bất động sản
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa đưa ra của thị trường bất động sản do đang có biểu hiện giảm tốc, chững lại, giảm thanh khoản.
Dấu hiệu bất ổn thứ nhất theo HoREA, đó là tình trạng lệch pha cung - cầu, thiếu hụt nguồn cung dự án dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nhà ở.
Thứ hai là tình trạng lệch pha phân khúc thị trường, trong đó lệch về phân khúc nhà ở cao cấp, trong khi rất thiếu nguồn cung nhà ở có giá vừa túi tiền có giá dưới 2 tỷ đồng/căn và nhà ở xã hội.
Một dấu hiệu khác được HoREA dẫn chứng để nhận định về sự bất ổn, đó là giao dịch bất động sản trầm lắng, khách hàng mua nhà và cả chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở cũng rất khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng; giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản giảm 79% trong quý II năm nay.
Thị trường ế ẩm, nhà đầu tư bất động sản âm thầm cắt lỗ nhiều lần
Theo anh Nguyễn Văn Yên - khoảng cuối năm 2020, anh và nhóm bạn mua một mảnh đất rộng hơn 120 m2 để phân thành 3 lô, xây nhà để bán. Lúc đó, thị trường sôi động, giá đất mua vào cũng ở mức cao, cộng với chi phí vật liệu xây dựng cao, khiến tổng mức đầu tư vượt dự toán nhiều lần.
"Do không chuyên nghiệp trong xây dựng và cân đối được dòng tiền, số tiền vay mượn ngân hàng cũng lớn hơn 70% giá trị căn nhà hoàn công. Anh em cũng tích cực bán để thu vốn, nhưng không có người mua", anh Yên nói.
Cũng theo anh Yên, cộng tiền đất và chi phí xây dựng một căn nhà xây sẵn như hiện tại của anh đã tới 3 tỷ đồng. Nhưng, anh đang bán cắt lỗ tới lần thứ 3 trong 2 tháng qua với số tiền lên tới 300 triệu đồng vẫn không thể bán được.
"Thị trường biến động nhanh khiến nhà đầu tư không chuyên như chúng tôi rơi vào thế khó chỉ sau thời gian ngắn. Tôi đang rất kỳ vọng sẽ bán sớm được căn nhà này để thu hồi vốn, trả nợ ngân hàng sớm", anh Yên chia sẻ và khẳng định giá cắt lỗ đã "ăn" vào tiền vốn của mình.
Công khai thông tin bất động sản, "cò" hết cửa đồn thổi làm loạn thị trường
Bộ Xây dựng đã đề nghị các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Nghị định số 44 về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
Cụ thể, Bộ đề nghị các địa phương giao Sở Xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn quản lý nhà ở và thị trường bất động sản địa phương cấp tỉnh xây dựng quy chế phối hợp xây dựng, duy trì hệ thống thông tin, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản địa phương; tổ chức vận hành hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản tại địa phương.
Các cơ quan nêu trên cũng cần phối hợp với các đơn vị thu thập; tiếp nhận các thông tin liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản địa phương do cơ quan, tổ chức, cá nhân chia sẻ, cung cấp.
Đồng thời với việc tiếp nhận là chia sẻ, cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin theo quy định của pháp luật. Bộ Xây dựng cũng lưu ý về việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản của địa phương, gửi báo cáo về Bộ Xây dựng theo quy định; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản, về việc thực hiện chế độ cung cấp thông tin, dữ liệu được quy định tại Nghị định này.
Sẽ đóng cửa, cắt hợp đồng hơn 220 ki ốt, nhà nghỉ dưỡng tại biển Cửa Lò
UBND thị xã Cửa Lò, Nghệ An sẽ đóng cửa, cắt hợp đồng đối với hơn 220 ki ốt, nhà nghỉ dưỡng, khách sạn... trên bãi biển này nhằm phục vụ công tác di dời, làm sạch bãi biển.
Cụ thể, theo lãnh đạo UBND thị xã Cửa Lò (Nghệ An), tất cả nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở bưu chính viễn thông... dọc bãi biển này sẽ phải di dời vào cuối năm nay. Chủ trương của thị xã từ nay đến cuối năm sẽ đóng cửa, cắt hợp đồng với hơn 220 ki ốt kinh doanh dịch vụ ăn uống, các nhà nghỉ, khách sạn trên bãi biển này để phục vụ việc di dời, làm sạch bãi biển trong thời gian sớm nhất.
"Dự kiến tháng 10 năm nay, chúng tôi sẽ tiến hành giải tỏa hoàn toàn các ki ốt kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ dọc bãi biển này. Hiện nay, người dân thuê kinh doanh trên bãi biển này đều đã hết cơ sở pháp lý (hết hợp đồng - PV)", Phó chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò thông tin thêm.
Cũng theo ông Võ Văn Hùng, tại kỳ họp HĐND thị xã Cửa Lò vừa qua, Chủ tịch UBND thị xã đã phát biểu chỉ đạo, tuyên truyền tới người dân đang kinh doanh tại bãi biển nắm rõ kế hoạch của thị xã, từ nay đến cuối năm phải hoàn thành nhiệm vụ công tác giải phóng mặt bằng, để làm sạch bãi biển.
Điểm danh các dự án "khủng" lấn biển ở Hải Phòng và Quảng Ninh
Những năm trở lại đây, hàng loạt dự án bất động sản lấn biển ở Hải Phòng và Quảng Ninh với quy mô lớn đã được đầu tư xây dựng.
Siêu dự án lấn biển khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng có quy mô đầu tư xây dựng 480ha. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 25.000 tỷ đồng do Công ty cổ phần du lịch Vạn Hương làm chủ đầu tư.
Hiện tại, các căn shophouse dự án này đang trong quá trình được hoàn thiện, có giá bán thấp nhất hơn 9 tỷ đồng/căn.
Cùng ở thành phố Hạ Long, dự án khu đô thị Halong Marina của BIM Group có tổng diện tích 248ha, nằm giữa Bãi Cháy - Tuần Châu và tuyến đường huyết mạch Hoàng Quốc Việt, trải dài gần 4 km đường biển, bao gồm 3 bán đảo và hai hồ cảnh quan lớn được định hướng trở thành trung tâm du lịch, giải trí chính của toàn thành phố, hội tụ các thương hiệu nghỉ dưỡng quốc tế cao cấp. Tuy nhiên, phần lớn diện tích dự án này được hình thành từ năm 2000 bằng việc san lấp.