Mẹo luộc thịt lợn cần lưu ý: 1 không làm 3 không thêm để thịt ngọt và không bị tanh
Gia đình - Ngày đăng : 14:26, 20/07/2022
Thịt lợn giàu chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Hầu hết mọi người đều thích ăn thịt lợn, đặc biệt là trẻ em bởi loại thịt này có giá thành phải chăng và có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, ngon miệng như giò xào, lợn hấp, lợn quay, thịt hầm, thịt luộc...
Cách kho, nấu thịt lợn tuy đơn giản nhưng vẫn có nhiều người không làm được. Nếu chế biến và sử dụng gia vị không đúng cách thì thịt lợn ăn sẽ tương đối khô và có mùi tanh nồng, không thơm chút nào.
Nhiều người đã quen với việc thái thịt lợn rồi cho trực tiếp vào nồi để kho hoặc hầm, điều này thật sai lầm vì sẽ khiến thịt có mùi tanh. Một số người sẽ nêm nhiều loại gia vị vì cho rằng thịt được nấu như vậy sẽ có hương vị thơm ngon hơn, điều này cũng sai. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn kỹ năng nấu và hầm thịt lợn chuẩn nhất, các bạn nào thích ăn thì học nhanh nhé, đảm bảo thịt sau chế biến sẽ mềm thơm, ngon như ngoài hàng.
Các đầu bếp xưa cho rằng, dù bạn nấu thịt lợn hay hầm sườn lợn, hãy học cách "1 không làm 3 không thêm" để đảm bảo thịt có đủ vị ngọt, mềm mềm mà không có mùi tanh.
1 không làm: Không chần trước thịt, sườn lợn
Nhiều người có suy nghĩ rằng mùi tanh của thịt lợn là do phần máu bên trong thịt gây ra nên trước khi chế biến họ sẽ chần qua thịt với nước sôi để loại bỏ hết phần máu này đi. Phương pháp này có tác dụng giảm bớt mùi tanh nhưng lại khiến thịt lợn bị hóa "gỗ", khô cứng rất khó ăn do quá trình đun nhiều lần. Thực tế, so với các loại thịt khác, mùi tanh của thịt lợn tương đối ít nên cách khử mùi tanh cũng rất đơn giản, chỉ cần ngâm qua nước muối nhạt, thấm hết phần máu còn sót lại là thịt sẽ không còn mùi tanh nữa.
3 không thêm: Không gia vị, không nguyên liệu chua, không chất làm tươi
Không thêm các loại hương vị
Thịt lợn có mùi vị tương đối thơm ngon, sau khi luộc thì mùi thơm và vị ngọt của thịt lợn sẽ được tiết ra. Vì vậy, bạn không cần thêm gia vị bởi gia vị tương đối đậm sẽ che đi hương vị ngọt, tươi ngon của miếng thịt, do đó, khi ăn sẽ không cảm nhận được hương vị thịt. Tất nhiên, bạn chỉ nên áp dụng cách này khi luộc thôi nhé, còn khi chế biến theo các phương pháp khác thì vẫn nên thêm gia vị vào.
Không cho vị chua
Thịt lợn bản thân là một loại thực phẩm có tính axit nhưng hàm lượng thấp nên khi ăn bạn khó cảm nhận được vị chua. Nếu cho thêm các loại thực phẩm có tính chua như giấm, táo gai để khử mùi sẽ làm tăng vị chua của thịt lợn, ảnh hưởng rất nhiều đến vị ngon, ngọt của thịt. Vì thế, khi nấu hoặc hầm thịt lợn có thể thêm vị mặn, ngọt nhưng không được thêm chua.
Không có chất làm tươi
Khi nấu thịt lợn, nhiều người sẽ cho thêm bột ngọt, dầu hào và các loại gia vị khác vì nghĩ rằng các gia vị này sẽ giúp hương vị thịt thơm ngon hơn. Thực tế, trong thịt lợn có chứa nhiều axit glutamic, chỉ cần thêm một lượng muối thích hợp, muối sẽ tự động tổng hợp nên natri glutamat. Đây là cách tạo nên hương vị của thịt, một loại gia vị thơm ngon rất tự nhiên mà bất cứ hương liệu nào cũng khó thay thế được.
Tóm lại: Khi nấu hoặc hầm món thịt lợn, sườn lợn, bạn đừng quên nguyên tắc "1 không làm 3 không thêm" để đảm bảo món ăn có đủ vị ngọt, thịt thơm và không có mùi tanh.
Theo An Nhiên - Vietnamnet