Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?

Xã hội - Ngày đăng : 20:32, 15/07/2022

Với mong muốn giải quyết 3 vấn đề dân sinh của Thủ đô Hà Nội, bao gồm: Ô nhiễm môi trường nước, ùn tắc giao thông nội đô xảy ra hàng ngày và úng ngập khi mưa bão, JVE đã đề xuất cải tạo dòng sông Tô Lịch.

Mới đây, Công ty Cổ phần tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE Group) vừa công bố bản phối cảnh 3D mới nhất về đề xuất xây dựng "hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh".

Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Phối cảnh ấn tượng của Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh trên dòng sông Tô Lịch.

Với mong muốn giải quyết 3 vấn đề dân sinh của Thủ đô Hà Nội, bao gồm: ô nhiễm môi trường nước, ùn tắc giao thông nội đô xảy ra hàng ngày và úng ngập khi mưa bão, JVE Group đã đề xuất cải tạo dòng sông Tô Lịch. Dự án nếu được chấp thuận dự kiến hoàn thành dự án vào năm 2030.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) – đơn vị đề xuất dự án, cho biết, tính khả thi của dự án, phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải của Việt Nam 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE).

Để triển khai dự án, bắt buộc phải đưa vào điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ đô. Bên cạnh đó, hạng mục chạm vào quy hoạch không gian ngầm của các khu vực nội đô sẽ được bổ sung vào dự án.

Cũng theo ông Tuấn Anh, trên cơ sở tham khảo các nước quốc tế và mục tiêu được lãnh đạo thành phố xác định, chậm nhất đến năm 2025 sẽ khởi công, đến năm 2030 là hoàn thành vì sẽ thi công đồng thời cả phần trên, dưới.

"Dự án này có thuận lợi rất lớn là tất cả những phạm vi của công viên chỉ xây dựng bên trong của 2 bên sông, hoàn toàn không phải giải phóng mặt bằng nhà dân ở 2 bên nên tiến độ có thể theo đúng lý thuyết, mục tiêu đề ra. Điều quan trọng, khi không phải giải phóng mặt bằng sẽ tiết kiệm được nguồn lực lớn.

Đáng chú ý, với hệ thống chống ngập và cao tốc ngầm, ngay từ đầu, chúng tôi cũng xác định sông Tô Lịch không phải là dòng sông bình thường. Đây là dòng sông mang giá trị lịch sử, văn hoá, tâm linh nên khi chúng tôi có kế hoạch xây dựng chúng tôi đã xác định không xây ở dưới lòng sông mà xây ở bên dưới phần đường đã có và độ sâu trên 30m nên không ảnh hưởng tới móng nhà các công trình bên trên và long mạch con sông Tô Lịch”, Chủ tịch JVE Group cho hay.

Chuyên gia nói gì

Nhà sử học Lê Văn Lan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long bày tỏ quan điểm: “Mục tiêu dự án không chỉ là việc cứu vớt cho dòng sông đang ngắc ngoải này mà còn làm đẹp, làm vui, làm tốt cho dòng sông này. Chắc chắn chính quyền và nhân dân Thủ đô trông đợi sự thành công của dự án này".

Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam chia sẻ, sông Tô Lịch có dấu ấn lịch sử đặc biệt, nhưng bao nhiêu năm nay, chính quyền và người dân Thủ đô trăn trở nhất với dòng sông này là vấn đề môi trường.

“Làm sao để cải tạo được sông Tô Lịch, biến không gian dòng sông thành một Công viên văn hóa mà ở đó lại đảm bảo được vấn đề giao thông thì thật sự đúng là một bài toán khó mà Dự án của JVE Group đề xuất này lại giải quyết được.

Về mặt ý tưởng, tôi đánh giá rất cao. Về mặt không gian như doanh nghiệp đề xuất cũng hoàn toàn không vướng víu gì về giải phóng mặt bằng.

Về mặt công nghệ và kỹ thuật, chúng ta cũng có thể xử lý được.

Còn về mặt đầu tư, tôi nghĩ đó là những cái hướng về tương lai chúng ta cũng có thể giải quyết được.

Thứ nhất là không gian, thứ hai là công nghệ, thứ 3 là vốn đầu tư. Ba vấn đề này hoàn toàn khả thi nếu nhìn về sự phát triển của Hà Nội trong những năm tới”, ông Lợi đánh giá.

Còn theo nhà sử học Dương Trung Quốc, việc khôi phục sông Tô Lịch được một phần nào đó trong điều kiện cho phép đã là điều rất đáng hoan nghênh.

Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Nhà sử học Dương Trung Quốc.

Phối cảnh 3D của Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh trên dòng sông Tô Lịch

Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Tượng đài Đức Vua Lý Thái Tổ được dựng tại nơi hợp lưu của 5 trục đường giao nhau là Hoàng Quốc Việt - Lạc Long Quân - Võ Chí Công (đường trên cao) - Hoàng Hoa Thám - Chợ Bưởi (thượng lưu).
Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Phối cảnh mô hình cổng Trung tâm Lễ hội Đền Hùng tại Khu Thời Hùng Vương dựng nổi trên dòng sông Tô Lịch.
Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Phối cảnh Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu vực Thời đại Hồ Chí Minh trên Công viên Lịch sử-Văn hóa-Tâm linh Tô Lịch.
Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Trong phối cảnh 3D của đề xuất, vẻ đẹp của công viên hiện lên vô cùng ấn tượng với nét đẹp kiến trúc đan xen với giá trị lịch sử nổi bật.
Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Phối cảnh Cổng trời Torii tại đền Itsukushima, Miyajima - Di sản văn hóa thế giới nổi tiếng tại đảo Miyajima, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản - trên sông Tô Lịch.
Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Phối cảnh du khách dùng thuyền rồng du lịch trên sông Tô Lịch đẹp thơ mộng.
Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Phối cảnh 3D của thời Hai Bà Trưng (Trưng Nữ Vương) tại công viên.
Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Phối cảnh hầm ngầm chống ngập được đặt sâu trên 30m dưới đường Nguyễn Đình Hoàn, Quan Hoa, Nguyễn Khang, … và kéo dài tới dưới đường Kim Giang.

Bảo Khánh