Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 11:00, 13/07/2022
Các biến chứng thường xuất hiện từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.
Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính là từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết địa phương. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy trên trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung nhóm dưới 3 tuổi.
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng cấp độ và giai đoạn.
- Độ 1: Chỉ loét miệng hoặc/và tổn thương da.
- Độ 2a: Giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám; sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39 độ C; nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.
- Độ 2b, độ 3, độ 4 cần được bác sĩ khám và đánh giá.
Các giai đoạn bệnh:
- Giai đoạn ủ bệnh: Virus xâm nhập vào cơ thể trẻ và có thời gian ủ bệnh 3-7 ngày.
- Giai đoạn khởi phát: 1-2 ngày, ở giai đoạn này trẻ có triệu chứng sốt (có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39-40 độ C), mệt mỏi, đau họng, lười ăn, tiêu chảy.
- Giai đoạn toàn phát:
Loét miệng: Đó là các bóng nước có đường kính 2-3 mm (ở niêm mạc má, lợi, lưỡi) vỡ rất nhanh tạo thành vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt và thấy đau khi ăn. Trẻ sẽ biếng ăn, quấy khóc.