Giáo dục bằng đòn roi chỉ khiến trẻ thêm ngang bướng, cha mẹ cần thay đổi ngay nếu không muốn tàn phá tương lai của con cái
Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 10:24, 05/07/2022
Đa số các chuyên gia đều khuyên không nên giáo dục con trẻ bằng hình thức giáo dục con cái bằng đòn roi, nhưng một số phụ huynh lại coi đó là một biện pháp kỷ luật hiệu quả trong việc giáo dục con trẻ.
Rất nhiều người đã thừa nhận rằng từng sử dụng đòn roi để răn đe con cái. Khi cuộc đối thoại giữa họ không thể tìm được một hướng đi chung và cha mẹ không thể kiểm soát được cảm xúc nội tại của mình, thì những dồn nén sẽ bộc phát ra thành hành động. Cho dù con cái có thuộc về bất kỳ bản dạng nào, thì các bậc cha mẹ cần phải nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này, vì trừng phạt về thể xác nói chung sẽ gây nên những tác dụng phụ và phản ứng ngược trong nỗ lực nuôi dạy con cái, trong đó bao gồm cả việc sử dụng đòn roi.
Ảnh minh họa.
Tại sao bố mẹ lại sử dụng đòn roi để giáo dục con cái?
Đôi khi, bố mẹ sử dụng đòn roi là vì họ cảm thấy quá tuyệt vọng trong quá trình nuôi dạy con cái. Khi mà những đứa trẻ thường xuyên có những hành vi sai trái và lệch chuẩn, cha mẹ thường cảm thấy lo lắng như đứng chênh vênh giữa hai bờ vực. Họ không biết sẽ phải làm gì khác và giải quyết những hành vi sai trái đó ra sao. “Chỉ có bạo lực mới có thể đủ tính răn đe”, cha mẹ bị rơi vào những suy nghĩ tiêu cực đó.
Mỗi đứa trẻ sẽ phù hợp với một phương pháp kỷ luật khác nhau, thế nên không thể quy kết mọi đứa trẻ thành một mẫu số chung. Nếu chúng ta không có một phương pháp kỷ luật phù hợp, thì bạo lực đòn roi sẽ được ưu tiên và là biện pháp “cứu cánh” đầu tiên mỗi khi con cái mắc những sai lầm. Mặc dù đòn roi sẽ có “tác động ảo” ngắn hạn, nhưng về lâu dài đó không phải là biện pháp tối ưu. “Ngựa quen đường cũ”, khi chúng ta sử dụng đòn roi một cách thường xuyên thì con trẻ sẽ sản sinh ra một “phản ứng nhờn”. Điều đó hoàn toàn có cơ sở khoa học, khi một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng giáo dục bằng đòn roi là một cách không hiệu quả và sẽ “đầu độc” cho sự phát triển của con trẻ.
“Cha mẹ có lẽ sẽ dựa vào việc đánh đòn để sửa chữa các hành vi sai lệch của con cái mà không thử bất kỳ một phương pháp kỷ luật khác hoặc cho những phương pháp đó có đủ thời gian để phát huy tác dụng”.
Một lý do phổ biến khác mà khiến vấn đề sử dụng bạo lực đòn roi ngày càng trở nên trầm trọng là do bất đồng quan điểm hoặc không kiểm soát được hành vi. Một người mẹ cảm thấy thất vọng mà thốt lên rằng: “Tôi không thể tin được là con mình vừa làm vậy!”, hoàn toàn có thể trừng phạt về thể xác đứa trẻ đó mà không cần suy nghĩ đến những hậu quả.
Nếu cha mẹ không có những phương pháp hiệu quả hơn, thì đánh đòn có thể sẽ trở thành tuyến phòng thủ đầu tiên trong việc bảo vệ con cái khỏi những tác động xấu. Mặc dù đòn roi có thể sẽ là một giải pháp tạm thời có tác động, nhưng nó sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề gì trong việc nâng cao nhận thức về hành vi cho con trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ đã cảm thấy hối hận vì đã sử dụng bạo lực trong việc giáo dục con cái. Đòn roi có thể sẽ là một tác nhân gây ra những “rạn nứt” trong mối quan hệ giữa hai thế hệ.
Các vấn đề khi bạo lực đòn roi
Bạo lực đòn roi không chỉ là một cách giáo dục thiếu thực thế, mà nó còn tạo ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.
Đòn roi không hiệu quả trong việc giáo dục
Một đứa trẻ bị đánh đòn vì phát sinh những mâu thuẫn với anh, chị, em trong gia đình của chúng sẽ khó học được cách hòa đồng và kiểm soát cảm xúc trong tương lai. Các biện pháp kỷ luật và giáo dục đạt được hiệu quả khi và chỉ khi nó vạch ra được những sai lầm của trẻ, hướng dẫn trẻ cách giải quyết và rút ra được kinh nghiệm để lần sau không tiếp tục tái phạm. Việc giáo dục bằng đòn roi sẽ khiến đứa trẻ hoài nghi về bản thân chúng và làm suy giảm lòng tin với mọi người. Nó chẳng khác gì việc “tiếp tay cho giặc” khi càng khiến trẻ lún sâu hơn vào những sai lầm.
Ảnh minh họa.
Đòn roi là hình mẫu của tính bạo lực
Con cái thường quan sát những hành động của cha mẹ để học theo, tuy nhiên họ sẽ khó tiếp thu và đi ngược lại những kỳ vọng của cha mẹ nếu cha mẹ chỉ sử dụng lời nói. Ví dụ, nếu bạn đánh đòn con mình vì có những xô xát trong mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình, thì dường như bạn đang gửi một thông điệp “độc hại” đến đứa trẻ đó. Các nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ giữa việc bị đánh đòn và tính bạo lực, hung hăng trong hành vi. Chính điều đó làm cản trở việc phát triển tâm sinh lý bình thường cho trẻ và có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng khác.
Đòn roi khiến những “nạn nhân” rơi vào trạng thái mặc cảm
Nếu bị cha mẹ đánh, một đứa trẻ có thể nghĩ rằng: “Mình thật tệ” và chúng sẽ thu mình lại và cảm thấy bản thân bị mất đi lòng tự trọng, lòng tin đối với mọi người. Trẻ em sẽ càng cảm thấy xấu hổ và không có động lực để cải thiện hành vi của mình. Chúng sẽ bắt đầu nảy sinh những suy nghĩ khi cho rằng chúng không thể làm tốt hơn.
Ảnh minh họa.
Sử dụng đòn roi với mục tiêu sửa đổi những hành vi “lệch chuẩn” của trẻ sẽ tạo ra một “phản ứng ngược” trong việc răn đe và giáo dục hành vi của chúng. Bạo lực khiến những đứa trẻ rơi vào trạng thái mặc cảm và phát sinh những suy nghĩ tiêu cực khi chúng nghĩ rằng bản thân không xứng đáng được đối xử tôn trọng. Các phương pháp kỷ luật phù hợp sẽ hiệu quả hơn và đồng thời xây dựng được sự tự tin cho trẻ.
Đòn roi sẽ ngăn cách mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Thay vì giúp con bạn nghĩ về những việc làm mà chúng đã làm sai và cách khắc phục những lỗi lầm ấy để không lặp lại vào lần sau, thì việc giáo dục bằng đòn roi sẽ khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con trái bị ngăn cách bởi một lằn ranh vô hình, những đứa trẻ sẽ có cảm giác tức giận với cha mẹ. Chúng sẽ nảy sinh câu hỏi “Có thể làm gì để không bị đánh đòn?” thay vì “Lựa chọn tốt nhất mà tôi có thể đưa ra lúc này là gì?”. Việc tìm mọi cách để không bị đánh đòn và chịu đựng những vết đau về thể xác sẽ là nguyên nhân khiến trẻ nói dối.
Ảnh minh họa.
Đòn roi sẽ mất đi tính hiệu quả theo thời gian
Đôi khi, trẻ em cố tình phạm phải sai lầm như là một cách để “trả thù” sau những nỗi đau về thể xác chúng đã phải chịu đựng. Con trẻ thậm chí còn sản sinh ra một “phản ứng nhờn” với việc trừng phạt thể xác. Trong trường hợp đó, nó không còn là biện pháp kỷ luật răn đe nữa, vì thế xây dựng một chiến lược kỷ luật hiệu quả sẽ tránh rơi vào tình trạng này. Một trong số đó là việc thấu hiểu cặn kẽ những nguyên do phát sinh hành vi đó từ trẻ, xây dựng một “kênh giao tiếp mở” và lắng nghe câu chuyện của chúng một cách nghiêm túc.
Giữa “hình phạt” và “kỷ luật” là một lằn ranh mong manh và chúng rất dễ bị lầm tưởng với nhau. Hình phạt sẽ gây ra cho con trẻ một cảm giác tức giận và đau đớn về thể xác, trong khi đó kỷ luật là để răn đe và định hướng con trẻ hành động một cách đúng đắn hơn.
Ảnh minh họa.
Đòn roi không có hiệu quả đối những đứa trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên
Nếu bạn luôn sử dụng đòn roi để giáo dục con cái, thì bạn sẽ làm gì khi chúng trở thành một thiếu niên? Sử dụng hình phạt về thể chất sẽ tăng tính bạo lực cho trẻ, khi chúng dạy cho trẻ em biết rằng người mạnh mẽ hơn sẽ có “đặc quyền” được làm tổn thương đến người khác. Đánh đòn sẽ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và đau đớn hơn là việc xử lý gốc rễ của vấn đề.
Bạo lực không được bác sĩ khuyên dùng
Theo một cuộc khảo sát năm 2018 về các bác sĩ nhi khoa được công bố trên tạp chí Nhi khoa, chỉ 6% bác sĩ được khảo sát tán thành với việc giáo dục con cái bằng đòn roi. Chỉ 2,5% dự đoán kết quả tích cực từ việc áp dụng phương pháp kỷ luật này.
Có rất nhiều các phương pháp kỷ luật phù hợp với lứa tuổi mà bạn có thể sử dụng để thay thế cho việc đánh đòn.
Các phương pháp giáo dục con cái tối ưu hơn việc sử dụng đòn roi
Có thể nói, có rất nhiều phương pháp giáo dục hiệu quả hơn là việc sử dụng đòn roi. Cha mẹ sẽ có những suy nghĩ khác khi nhìn nhận lại những hậu quả tiêu cực mà đòn roi có thể gây ra cho con trẻ. Sử dụng những biện pháp giáo dục hiệu quả cho từng nhóm đối tượng cụ thể sẽ ít làm tổn thương đến con trẻ và khiến việc giáo dục trở nên hiệu quả hơn.
Nếu con bạn tô màu lên tường, một phương pháp giáo dục hiệu quả là bắt chúng lau bức tường đó. Chính điều này sẽ nâng cao nhận thức của đứa trẻ về việc giữ gìn và bảo vệ tài sản. Ngoài ra, nó sẽ gửi một thông điệp trực tiếp rằng những hành vi sai trái của chúng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Lời khen chính là một vũ khí lợi hại trong việc khuyến khích các hành vi tích cực của con trẻ và là một giải pháp thay thế hiệu quả cho việc giáo dục bằng đòn roi. Khi bạn bắt con mình làm điều tốt, hãy chắc chắn rằng chúng biết bạn đã để ý đến những sai lầm của chúng. Trẻ em có xu hướng làm theo những kỳ vọng của cha mẹ. Tuy nhiên, đừng để kỳ vọng của cha mẹ trở thành một cái bẫy cho con trẻ. Bởi lẽ, trẻ em luôn cần được tự hào về các lựa chọn của chúng. Nó dựa trên những tác động từ nội lực bên trong, thay vì tác động từ những yếu tố bên ngoài.
Ảnh minh họa.
Kết luận
Mục tiêu của kỷ luật là phải dạy cho con trẻ những kỹ năng mới và cung cấp cho chúng những công cụ cần thiết để trở thành một người có trách nhiệm trong tương lai. Nghiên cứu cho thấy rằng, giáo dục bằng đòn roi không phải là một phương pháp kỷ luật hiệu quả và thay vào đó nó sẽ gây ra những “phản ứng ngược” trong việc giáo dục con cái - tác động tiêu cực của nó có thể kéo dài như một cái kim khâu qua nhiều lớp áo.
Khi xác định các phương pháp kỷ luật sẽ sử dụng, hãy nghĩ về những kỳ vọng bạn muốn con cái thực hiện và hiệu quả của nó sẽ ra sao từ những can thiệp kỷ luật. Các phương pháp như khen ngợi, khen thưởng hành vi tích cực đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự tự tin của chúng cho những hành trang trong tương lai.
Theo Tổ Quốc