Các tế bào ung thư vú tách khỏi khối u ban đầu và lan nhanh hơn đến những nơi khác của cơ thể trong lúc người bệnh đang ngủ.
Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich) vừa được công bố trên tạp chí Nature.
Để có được kết quả trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu hoạt động khối u của 30 bệnh nhân ung thư vú. Họ nhận ra rằng 78% các tế bào khối u tuần hoàn (CTC) phát triển trong khi bệnh nhân đang ngủ. Các tế bào rời khỏi khối u vào ban đêm cũng phân chia nhanh hơn, do đó có khả năng lây lan cao hơn so với các tế bào làm việc ban ngày.
Phát hiện này giúp lý giải tại sao tế bào khối u tuần hoàn ở chuột làm việc nhiều hơn vào ban ngày bởi chuột là loại động vật sống về đêm.