6 mẹo chuẩn nhất để có buổi phỏng vấn thành công

Thông tin cần biết - Ngày đăng : 14:30, 28/06/2022

Một trong những “cửa ải” khó khăn nhất cần phải vượt qua trong quá trình tìm kiếm việc làm của bất kì ứng viên nào là buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Bên cạnh email xin việc và CV được chuẩn bị tốt, bạn còn cần có những bí quyết riêng để nâng cao cơ hội trở thành nhân viên của công ty ứng tuyển.

6 mẹo chuẩn nhất để có buổi phỏng vấn thành công sau đây sẽ là “chìa khóa vàng” dành cho bạn.

Vẻ ngoài chỉn chu

Khi tìm việc nhanh ở Hải Dương 24h hay bất cứ nơi nào khác thì trong buổi phỏng vấn bạn cần thể hiện sự chỉn chu từ trang phục và phong thái. Vẻ ngoài chính là điểm tạo ra cảm xúc đầu tiên đối với nhà tuyển dụng khi buổi phỏng vấn diễn ra. Nếu bạn có một thần sắc tốt, trang phục phù hợp thì chắc chắn là một điểm cộng với nhà tuyển dụng. Ấn tượng ban đầu này giúp bạn có tâm lý thoải mái và tự tin hơn khi bước vào buổi phỏng vấn căng thẳng.

Để có ấn tượng tốt đó, bạn cần tìm hiểu văn hóa công ty để lựa chọn trang phục phù hợp. Nếu công ty có yêu cầu cụ thể, hãy đảm bảo nắm rõ để thực hiện theo. Bạn có thể liên hệ bộ phận tuyển dụng để nắm chắc thông tin này. Nếu đó là bộ trang phục không quen thuộc thì bạn hãy dành thời gian luyện tập một chút trước gương. Bạn cũng đừng quên trước ngày phỏng vấn hãy chuẩn bị cho bản thân sức khỏe tốt.

logo-1200-careerlink.png

Tập dượt trước những câu hỏi khởi động

Trong bộ câu hỏi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có nhóm những câu hỏi truyền thống có tính chất giao lưu, tiếp cận và tìm hiểu thông tin cơ bản nhất của ứng viên. Với những bộ câu hỏi này, bạn hoàn toàn có thể tập dượt trước bằng cách soạn câu trả lời, sửa đổi từng phần sao cho thật chỉn chu và phù hợp. Đừng chỉ ghi nhớ những gì đã viết trong CV mà thay vào đó, hãy lồng ghép hoặc lựa chọn những điểm hay nhất để tập dượt trả lời. Luyện tập trước giúp bạn có câu trả lời trôi chảy và ghi thêm điểm với nhà tuyển dụng ngay ở phần đầu tiên.

Không vội đặt câu hỏi liên quan đến quyền lợi

Thu nhập và quyền lợi nhận được luôn là vấn đề nhạy cảm trong buổi phỏng vấn. ng viên nào cũng rất nôn nóng nói về nội dung này bởi nó có tính quyết định đối với cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Tuy nhiên đừng vì quá nôn nóng mà khi buổi phỏng vấn mới diễn ra được ⅓, bạn đã đề cập tới nó.

Trước khi nói về lương thưởng, hãy tập trung vào vị trí ứng tuyển, chứng tỏ năng lực và giá trị với công ty nếu trúng tuyển. Từ đó, chính nhà tuyển dụng sẽ mở đầu câu chuyện về quyền lợi, thu nhập của bạn. Khi đó bạn hoàn toàn có thể đặt câu hỏi chi tiết để làm rõ, nếu cần có thể áp dụng kỹ năng đàm phán để có được quyền lợi mong muốn.

hinh-minh-hoa.jpg
Ảnh: Internet

Thể hiện sự phù hợp văn hóa

Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng và đề cao văn hóa công sở. Nhà tuyển dụng thay vì chọn một nhân sự xuất sắc sẽ tuyển một người phù hợp với đội nhóm. Vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ về văn hóa công ty. Trong quá trình tìm hiểu, hãy so sánh với phẩm chất của bản thân để tìm ra điểm tương đồng. Thể hiện sự phù hợp này trong buổi phỏng vấn thì có nhiều khả năng bạn sẽ được buổi phỏng vấn thành công.

Chủ động nhưng chân thành

Nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên chủ động trong quá trình phỏng vấn. Chủ động thể hiện bản thân, chủ động tìm hiểu rõ vấn đề, chủ động đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng. Nhưng sự chủ động cần đặt trên nguyên tắc chân thành, trung thực.

Bạn không nên thể hiện những gì bạn không có, càng không nên giả tạo về bằng cấp, năng lực hay thành tích. Bạn cũng không có gì phải giấu về quãng thời gian thất nghiệp nếu có hay sai sót trong quá khứ. Điều quan trọng là sau những khó khăn đó, bạn đã vượt qua ra sao và bằng cách nào. Hãy luôn thể hiện sự chân thành, sự nỗ lực và ham học hỏi trong suốt chặng đường sự nghiệp.

Lời cảm ơn

Có trúng tuyển hay không thì buổi phỏng vấn là cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện bản thân, nhìn lại chính mình và có những kinh nghiệm quý giá. Vậy nên, đừng quên nói lời cảm ơn với nhà tuyển dụng ngay cả khi buổi phỏng vấn còn diễn ra.

Ngoài ra, hãy nhớ tên nhà tuyển dụng để ngay sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn sẽ có một lá thư cảm ơn ấn tượng. Hãy coi email này như một cơ hội để khẳng định thêm sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển. Hãy viết với tất cả sự chân thành, tâm huyết và đừng quên gửi nó tới nhà tuyển dụng trong khoảng 24 giờ sau khi cuộc gặp gỡ để tăng cơ hội có được buổi phỏng vấn thành công.

T/H