3 kịch bản giá dầu thế giới
Đối ngoại - Ngày đăng : 06:12, 28/06/2022
Mối lo ngại ngày càng tăng về suy thoái đã đẩy giá dầu thô giảm trong tuần thứ hai liên tiếp, nhưng vẫn ở mức trên 100 USD/thùng do lượng cầu vẫn ở mức cao và khan hiếm nguồn cung, trong khi lạm phát, chiến tranh và việc các ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ đang gây ra nhiều quan ngại.
“Sức ép lạm phát gia tăng từ các mặt hàng như thực phẩm, năng lượng cho tới dịch vụ, cùng với tỷ lệ lãi suất tăng cao, cho thấy nhu cầu dầu thô sẽ khó phục hồi trở lại mức trước đại dịch cho đến năm tới,” các nhà phân tích viết trong bản báo cáo mới đây.
BofA đã đưa ra nhiều kịch bản khác nhau dựa trên các biến số và cân nhắc về rủi ro. Trong thời điểm hiện tại, các nhà phân tích của họ không thấy trước được một cuộc suy thoái và vẫn kỳ vọng giá dầu Brent ở mức 102 USD/thùng trong năm 2022 và 2023, thấp hơn so với mức 104 USD/thùng trong đầu năm.
Trong hôm thứ Sáu tuần trước (24/6), giá dầu Brent đã tăng 2,6% lên gần 113 USD/thùng, nhưng giảm so với mức 133 USD/thùng trong tháng 3.
Tuy nhiên, một cuộc suy thoái có thể khiến lượng tiêu thụ nhiên liệu giảm, và giá dầu thô có thể giảm 30% so với mức giá hiện tại, theo ước tính của BofA.
Nếu như đà tăng trưởng suy giảm, chính sách nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương sẽ phần nào sẽ hỗ trợ cho giá dầu. Vậy nên ngay cả khi xảy ra suy thoái trong năm 2023, BofA vẫn dự báo giá dầu ở mức trên 75 USD/thùng.
Một kịch bản khác là do cuộc chiến của Nga ở Ukraine nên chính phủ các nước phương Tây áp lệnh trừng phạt Moscow.
Trong bối cảnh EU áp lệnh trừng phạt khắc nghiệt chưa từng có đối với dầu mỏ của Nga trong phần còn lại của năm nay, lượng dầu thô trên thị trường toàn cầu sẽ suy giảm, gây ảnh hưởng tới sản lượng dầu của Nga và khiến giá dầu tăng đột biến.
Nếu các lệnh trừng phạt của EU khiến sản lượng dầu của Nga giảm xuống mức còn dưới 9 triệu thùng/ngày, giá dầu có thể lên tới 150 USD/thùng, BofA cảnh báo. Trên thực tế, hậu quả dài hạn của sự gián đoạn nguồn cung này còn chưa được đánh giá đầy đủ.
“Nhưng thị trường dường như vẫn chưa quyết định được giá cả trong cuộc khủng hoảng nguồn cung của Nga, bởi giá hợp đồng dầu khí dài hạn vẫn ở mức 60 – 80 USD/thùng,” các nhà phân tích cho hay, “Bởi vậy, các lệnh trừng phạt mở rộng nhằm vào năng lượng của Nga có thể đóng vai trò như một mức giá sản ngay cả khi rủi ro giảm giá dầu giao cận ngày tăng lên.”
Theo Business Insider