Có thật "Nga vỡ nợ"?
Đối ngoại - Ngày đăng : 12:30, 27/06/2022
Nga vẫn chưa thể thanh toán khoản lãi 100 triệu USD và EURO trước hạn chót, vốn đã được ân hạn một tháng từ ngày 25/5 (kết thúc vào ngày 26/6 vừa qua), nhiều hãng truyền thông phương Tây đã nhanh chóng đưa ra kết luận rằng Moscow giờ đang trong trạng thái vỡ nợ đối với khoản nợ nước ngoài lần đầu tiên trong vòng hơn một thế kỷ.
Hãng Bloomberg gọi đây là “một dấu mốc ảm đạm” trong bối cảnh Nga đang chịu nhiều sức ép về mặt kinh tế, tài chính và chính trị, trong khi hãng BBC gọi đây là “đòn chí mạng đối với uy tín của nước này.”
Theo hãng RT của Nga, bản thân các chủ nợ vẫn chưa tuyên bố vỡ nợ hay có bất cứ hành động gì, và các hãng truyền thông phương Tây cũng thừa nhận rằng tình trạng vỡ nợ “chỉ mang tính chất tượng trưng trong thời điểm hiện tại”, trong khi tình hình này “được dự kiến sẽ gây ra nhiều thách thức về pháp lý,” bởi “Nga có đủ tiền để thanh toán nợ và sẵn sàng thanh toán.”
Moscow liên tục cáo buộc Washington cố tạo ra tình trạng “vỡ nợ nhân tạo” trong những tháng gần đây, trong khi Nga hoàn toàn đủ tiền và sẵn sàng trả các khoản nợ của mình – nhưng họ lại bị ngắt kết nối một cách có chủ đích khỏi các hệ thống thanh toán bằng ngoại tệ. Sau khi lượng ngoại hối của ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng, Moscow vẫn tiếp tục thanh toán các khoản nợ bằng nguồn tiền mới mà họ thu được từ xuất khẩu năng lượng và các mặt hàng khác.
Bộ Tài chính Nga trong hôm thứ Năm tuần trước tuyên bố rằng họ đã thanh toán số tiền lãi suất với số trái phiếu đáo hạn vào năm 2027 và năm 2047, bằng cách chuyển 12,51 tỉ rúp (234,5 triệu USD) vào Trung tâm Lưu ký thanh toán quốc gia, theo một cơ chế mới.
Các nhà đầu tư giờ cần phải mở một tài khoản bằng đồng rúp để nhận số tiền đó, và đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể khiến họ không thể chuyển được lượng tiền đó ra khỏi nước Nga, theo Bộ Tài chính nước này.
Theo RT