Từ tai nạn của Anita Alvarez, những lần VĐV bơi lội…chết đuối

Câu chuyện thể thao - Ngày đăng : 13:00, 24/06/2022

Vụ HLV Andrea Fuentes lao xuống hồ bơi cứu cô học trò Anita Alvarez khỏi chết đuối ở giải vô địch bơi nghệ thuật thế giới mới đây đã gây ấn tượng mạnh. Thực tế, đã có nhiều vụ VĐV bơi lội không may mắn như vậy và chết đuối thương tâm. Vì sao?

Hầu hết đều liên quan đến vấn đề tim mạch và đã không kịp thời phát hiện.

3_11zon-11-.jpg
HLV Andrea Fuentes lao xuống hồ cứu học trò Anita Alvarez khỏi chết đuối tại giải vô địch thế giới 2022 ở Budapest.

Fran Crippen - 2010

Fran Crippen là VĐV bơi ngoài trời cự ly trung bình và marathon của ĐT Mỹ. Anh từng tốt nghiệp chuyên ngành Xã hội học tại ĐH Virginia năm 2006. Sinh ra trong 1 gia đình có truyền thống bơi lội. Cả 3 chị em gái của anh cũng là VĐV chuyên nghiệp, trong đó Maddy Crippen từng tham dự cự ly 400m nữ tại Olympic Sydney 2000.

75412606_original.jpg
Fran Crippen từng giành HCV tại Pan -America.

Fran Crippen từng vô địch Mỹ cự ly 800 m tự do, hai lần vô địch cự ly đường dài 5km và 10km . Trong màu áo ĐT Mỹ, Fran giành HCĐ tại ĐH thể thao thiện chí 2001, HCB cự ly 400m và 1500m tự do tại ĐH thể thao liên Mỹ (Pan-American) 2003 và HCV năm 2007. Năm 2009 anh giành HCĐ cự ly 10km tại Giải vô địch thế giới.

Vào lúc đỉnh cao sự nghiệp, Fran Crippen bất ngờ tử nạn khi tham dự chung kết cự ly 10km tại giải bơi đường dài ở Fujairah (UAE) năm 2010. Cái chết của Fran gây rúng động làng bơi thế giới.

75412616_original.jpg

Sự việc được phát hiện khi tay bơi Alex Meyer về đích nhưng không thấy đồng đội đâu. Anh lập tức báo cáo về sự mất tích bí ẩn này đến lãnh đội. Meyer và một số đồng đội khác còn bơi ngược trở lại tìm cách xác định vị trí của Fran nhưng vô vọng.

Hai giờ sau khi kết thúc cuộc đua và 90 phút sau khi lực lượng cứu nạn vào cuộc, xác của Fran được các thợ lặn chuyên nghiệp tìm thấy ở sâu dưới nước, gần phao cuối của đường đua. Fran được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng được xác định đã chết trước đó.

75943182_original.jpg
FINA kết luật Fran tử vong vì đau tim và cơn hen suyễn đột ngột do vận động quá mức.

Cái chết của Fran gây phẫn nộ cao độ về cách tổ chức và ứng phó sơ sài. Một giải Grand prix cự ly 15km khác dự định tổ chức sau đó đã phải hủy. Chủ tịch Liên đoàn bơi lội thế giới – FINA Julio Maglione cho biết lần đầu tiên trong lịch sử các giải của tổ chức này có tử vong. IOC mở cuộc điều tra độc lập do Phó Chủ tịch Dick Pound dẫn đầu cùng với Hiệp hội bơi Mỹ.

75447003_original.jpg
Fran Crippen sau khi hoàn tất chặng bơi tại ĐH thể thao liên Mỹ 2007 ở Rio De Janeiro.

HLV của Fran kể lại, sau khi bơi được 8km, Fran nói rất khát và mệt. Người chiến thắng là tay bơi người Đức Thomas Lurz và nhiều VĐV khác cho biết hôm đó nước biển quá nóng, khoảng trên dưới 30 ° C (86 ° F) khiến họ rất mệt mỏi. Người về nhì là Evgeny Drattsev của Nga khẳng định anh chưa bao giờ phải đi đấu trong điều kiện nóng như thế này. VĐV người Brazil Allan do Carmo và hai VĐV người Mỹ khác thậm chí còn phải nhập viện kiểm tra các triệu chứng liên quan đến nhiệt.

Báo cáo của FINA sau đó xác định Fran Crippen chết đuối do “bất thường ở tim” và lên cơn hen suyễn do vận động nặng dưới trời nắng nóng. Gia đình Crippen và HLV cũ của anh tại Học viện bơi Germantown là Dick Shoulburg phản đối gay gắt.

75604434_original.jpg
Cái chết của Fran Crippen đến nay vẫn là sự kiện đau buồn nhất của lịch sử bơi lội thế giới.

Có nhiều nguồn tin từ những đồng đội của Fran cho biết anh thường xuyên sử dụng một loại gel GU, một chất lỏng bổ sung năng lượng có chứa lượng caffeine cao. Tuy nhiên các bác sỹ đã bác bỏ khả năng đây là nguyên nhân, bởi đây là loại gel thông thường mà các VĐV bơi đường trường ngoài trời vẫn hay dùng từ 10-15 gói mỗi lần bơi, tương tự như các VĐV marathon hoặc đua xe đạp vẫn dùng.

Sau cái chết của Fran, USA Swimming cùng nhiều tổ chức và HLV bơi lội trên thế giới đã gây áp lực với FINA phải thay đổi quy định không thi đấu bơi ngoài trời khi nhiệt độ từ 29 ° C.

mo-phan-cua-fran-tai-pennsylvania.jpeg
Mộ phần của Fran Crippen tại Pennsylvania.

Tiến sĩ Ted Benzer, trưởng khoa cấp cứu và bác sĩ chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, người được mời tham khảo ý kiến về cái chết của Fran cho biết: “Trong quá trình gắng sức khi các cơ đang hoạt động, nhiệt sẽ sinh ra nhưng cơ thể con người ở dưới nước không thể thải nhiệt như cá mà chỉ qua bài tiết mồ hôi. Con người cũng không như loại chó thở hổn hển để tránh nóng, nên dễ sinh ra đột quỵ. Các VĐV Marathon rất dễ đột quỵ trong thời tiết oi bức và trường hợp của Fran là điều tương tự”.

Tate Ramsden 2015

Tại Mỹ, VĐV bơi lội chuyên nghiệp đa số là sinh viên và thi đấu cho các trường ĐH. Tate Nathaniel Ramsden là thành viên đội bơi và lặn của trường ĐH Dartmouth.

tate-ramsden-1_11zon.jpg
Tate Ramsden là thành viên đội bơi trường ĐH Dartmouth.

Năm 2015, Tate tử vong trong khi tự tập luyện tại một hồ bơi ở Florida khi đi nghỉ cùng gia đình. Một ngày sau lễ Giáng Sinh 2015, Tate cùng các chị gái đến bơi ở Trung tâm Thủy sinh YMCA Selby

Báo cáo của Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Sarasota cho biết chàng sinh viên 21 tuổi đã bơi khoảng 2,5 dặm, sau đó tự tập kỹ thuật bơi dưới nước mà không cần ngoi lên lấy hơi. Đây là bài tập phổ biến của mà VĐV bơi chuyên nghiệp thường rèn luyện sao cho ít thở nhất nhằm bơi nhanh hơn.

tate-ramsden-2_11zon.jpg

Sau 4 vòng, chị gái và em họ của Tate thấy anh không cử động và đã hô hoán để nhân viên cứu hộ lôi lên bờ. Nhân viên y tế được gọi đến, Tate được hô hấp nhân tạo tại chỗ nhưng không qua khỏi.

tate-ramsden-e1451833217809-1405x720.jpg

Kết quả khám nghiệm tử thi Báo cáo khám nghiệm tử thi do Tiến sĩ Russell Vega, giám định viên y tế chính của các quận Florida’s Manatee, Desoto và Sarasota công bố sau đó khẳng định Tate đã bị đuối nước, mất oxy trong thời gian dài. Báo cáo cũng cho biết Tate Ramsden đang ở giai đoạn đầu của bệnh rối loạn nhịp tim.

Kenneth To

Niềm hi vọng của bơi lội Hồng Kông tại Olympic Tokyo 2020 đã qua đời trước khi ngày hội ở Nhật khai cuộc.

kenneth-to-f_11zon.jpg
Kenneth To gây ấn tượng mạnh tại Olympic trẻ 2010....

Kenneth To sinh ra tại Hồng Kông nhưng lớn lên tại Úc. Anh được thế giới biết đến tại Olympic trẻ 2010 ở Singapore khi giành đến 6 huy chương các loại, trong đó có HCV cự ly 4x100m tiếp sức. Anh cũng từng giành 3 huy chương tại giải vô địch thế giới FINA 2012. Anh cũng tham dự ĐH thể thao khối Thịnh vượng chung 2014 và giành HCV cự ly bơi tiếp sức 4x100m cho Úc.

image8.jpg
...và sau đó quay trở về thi đấu cho Hồng Kông.

Năm 2016 Kenneth To đổi quốc tịch để thi đấu cho Hồng Kông và trở thành niềm hi vọng tại Olympic Tokyo 2020. Kenneth To giữ 17 kỷ lục bơi của Hồng Kông và tham gia chương trình tập huấn kéo dài 3 tháng tại ĐH Florida.

0_files-swim-hkg-aus-to.jpg
Cái chết của Kenneth To là mất mát lớn với bơi lội Hồng Kông.

Năm 2019, Kenneth To bất ngờ qua đời trong một buổi tập, ở tuổi 26. Chàng trai này báo cáo với các HLV là mình cảm thấy không được khỏe, nhưng sau đó lại quay trở lại để thực hiện tiếp các bài tập và bất động, chìm xuống đáy.

Kenneth To được vớt lên đưa ngay đến bệnh viện nhưng đã không qua khỏi. Khám nghiệm tử thi đã phát hiện ra To bị “phù phổi” và “xung huyết”.

Mikkhail Mukhodinov - 2018

VĐV trẻ của Nga bất ngờ qua đời ngay sao khi vừa hoàn thành xong cự ly 200m bơi ngửa tại Cung thể thao Olimp. Lúc đó Mukhodinov chưa tròn 18 tuổi.

qd4orpkousg.jpg
Mikkhail Mukhodinov qua đời khi chưa tròn 18 tuổi.

Ngay khi vừa lên khỏi hồ, Mukhodinov đã ngã quỵ xuống đất, bất tỉnh. Cựu vô địch thế giới bơi bướm Nikolai Skvortsov cùng nhiều người khác lao đến đỡ cậu bé dậy. Nhân viên y tế được huy động để cấp cứu nhưng Mukhodinov đã tử vong.

Nguyên nhân cái chết được xác định là đau tim đột ngột và co thắt phế quản do gắng sức. HLV của Mukhidinov còn quả quyết rằng ngày hôm trước cậu học trò đã vượt qua kiểm tra y tế và đạt kết quả tốt.

Mukhodinov được đánh giá là tài năng trẻ triển vọng của bơi lội Nga khi đã phá nhiều kỷ lục tại các giải trẻ từ năm 2014 và được đánh giá sẽ sớm khoác áo ĐT Nga.