Nước chanh vừa mát vừa bổ nhưng 4 trường hợp sau cần hạn chế

Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 18:22, 06/06/2022

Nước chanh vừa tốt cho sức khỏe, vừa giải khát thế nhưng các chuyên gia khuyến cáo 4 trường hợp nên hạn chế, vì có thể ảnh hưởng cơ thể nếu uống nhiều.

Nước chanh là một món giải nhiệt mùa hè ưa thích của rất nhiều người Việt. Bên cạnh đó, nước chanh còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chanh rất giàu vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa tốt, có thể làm trắng da, duy trì độ đàn hồi cho da, làm chậm quá trình lão hóa da.

Nước chanh vừa mát vừa bổ nhưng 4 trường hợp sau cần hạn chế - 1

Ngoài ra, axit citric có trong chanh cải thiện khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, không những vậy, axit citric còn có tác dụng xóa mờ vết nám. Do đó, chanh được các chuyên gia đánh giá là một loại trái cây làm đẹp rất tốt.

Nước chanh vừa tốt cho sức khỏe, vừa giải khát thế nhưng các chuyên gia khuyến cáo 4 trường hợp sau nên hạn chế, vì có thể ảnh hưởng cơ thể nếu uống nhiều:

Nước chanh vừa mát vừa bổ nhưng 4 trường hợp sau cần hạn chế - 2

Trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược axit được kích hoạt bởi thực phẩm có tính axit, từ đó gây ra chứng ợ nóng, buồn nôn và nôn.

Hàm lượng axit citric trong chanh cực kỳ cao. Sau khi vào dạ dày, chất axit này có thể kích thích và ảnh hưởng đến quá trình tiết axit dịch vị. Do đó, những bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, đặc biệt là những người bị tăng tiết dịch vị, viêm loét dạ dày càng nên tránh uống nước chanh, để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Nước chanh vừa mát vừa bổ nhưng 4 trường hợp sau cần hạn chế - 3

Tuy chanh có vị chua nhưng trên thực tế nó cũng chứa một lượng đường nhất định, cùng với lượng đường thêm vào khi pha chế thì nước chanh là một món có lượng đường tương đối cao. Tùy thuộc vào các thành phần được sử dụng, lượng đường trong nước chanh có thể vượt quá 30g đường trong mỗi khẩu phần. Các loại nước chanh mua ở cửa hàng thường có lượng đường cao nhất.

Uống nước chanh pha quá nhiều đường sẽ khiến đường trong máu tăng vọt, tuyến tụy sẽ phản ứng bằng cách giải phóng insulin để giúp biến glucose trong máu đó thành năng lượng ngay lập tức và lưu trữ trong cơ bắp, tế bào mỡ và gan để sử dụng sau này.

Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo không nên uống nhiều nước chanh, để không tiêu thụ quá nhiều đường và ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết.

Nước chanh vừa mát vừa bổ nhưng 4 trường hợp sau cần hạn chế - 4

Răng nhạy cảm hay răng ê buốt là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm hoặc triệu chứng ê buốt ở chân răng. Đây là bệnh lý mà răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi chịu những kích thích từ nhiệt độ nóng hoặc lạnh và ngoại lực, thường xuất hiện nhất ở những người trẻ và trung niên.

Chanh có chứa nhiều axit, đặc biệt là axit citric. Cần biết rằng, trong răng có sự phân bố của mạng lưới các dây thần kinh. Nếu hấp thu quá nhiều chanh, các chất chua này kích thích dây thần kinh ở răng, gây ê buốt răng.

Theo khuyến cáo, với người có răng nhạy cảm, hãy cố gắng uống nước chanh bằng ống hút để giảm tiếp xúc trực tiếp với răng. Cũng nên tránh đánh răng ngay sau khi uống nước chanh và uống nhiều nước lọc cùng với nước chanh.

Bên cạnh đó, việc liên tục ăn những loại thức ăn có hàm lượng axit cao như: cam, quýt, chanh,  xoài, cà chua, dưa chua, cóc... có khả năng gây mòn men răng. Vì vậy, nên điều tiết chế độ ăn những thực phẩm này, hoặc có thể ăn thêm một miếng phô mai hay uống một ly sữa ngay sau khi ăn đồ chua để giảm bớt tác động có hại của axit.

Nước chanh vừa mát vừa bổ nhưng 4 trường hợp sau cần hạn chế - 5

Không gì tệ hơn khi thức dậy với cảm giác đau đớn khó chịu do nốt nhiệt miệng mới hình thành. Mặc dù hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong vòng một hoặc hai tuần, nhưng uống quá nhiều nước chanh có khả năng làm cho nốt nhiệt miệng trầm trọng thêm, theo Hội Nha khoa Mỹ.

Ngoài ra, việc ăn nhiều trái cây họ cam quýt, thậm chí, có thể là nguyên nhân cơ bản gây ra nhiệt miệng.