Mỹ-Hàn dùng 'chiêu mới' ứng phó các vụ phóng của Triều Tiên - tên lửa 'đối đáp' tên lửa?
Đối ngoại - Ngày đăng : 08:44, 06/06/2022
Một bản tin về vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều Tiên được phát sóng trên màn hình TV tại ga Seoul, Hàn Quốc vào ngày 7/5. (Yonhap) |
Trước đó, quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng 8 tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào vùng biển phía Đông trong sáng 5/6, vụ phóng thứ 18 trong năm của Triều Tiên.
Ngày 25/5, Triều Tiên cũng phóng 3 tên lửa về vùng biển phía Đông, sau đó, Mỹ và Hàn Quốc cũng đã phóng 2 tên lửa được cho là để đáp trả Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, kênh truyền hình Seoul 1TV ngày 5/6 dẫn nguồn tin từ Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, các địa điểm phóng tên lửa lần này mà Triều Tiên sử dụng là ở Sunan, Pyeongyang, Gaecheon, Pyeongnam, Dongchang-ri, Pyeongbuk, Hamhung và Hamnam.
Các tên lửa được phóng liên tiếp từ khoảng 9h08 (theo giờ địa phương) tới nhiều mục tiêu trong vòng 35 phút. Theo JCS, các tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tầm bay từ 110-670 km, độ cao từ 25-90 km, tốc độ từ Mach 3-6.
Chủ tịch JCS, Tướng Won In-cheol, đã điện đàm với Tư lệnh Lực lượng Liên quân Mỹ, Tướng Lacamera, qua đó khẳng định, năng lực phòng thủ tổng hợp và khả năng sẵn sàng phát hiện và đánh chặn ngay lập tức bất kỳ mục tiêu nào tại Triều Tiên.
Vụ phóng mới nhất nhằm gửi đi thông điệp rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc và Mỹ có thể bị Triều Tiên vô hiệu hóa bằng khả năng tấn công đồng thời nhiều mục tiêu, từ nhiều khu vực trong trường hợp khẩn cấp.
Chỉ vài giờ sau vụ phóng của Triều Tiên, các phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành cuộc họp khẩn ở thủ đô Seoul.
Vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên diễn ra 2 ngày sau khi Đặc phái viên của Mỹ về Triều Tiên Sung Kim có cuộc tham vấn ba bên với những người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản tại Seoul, nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng chấm dứt các hành động khiêu khích và quay trở lại bàn đàm phán.