Phiên tòa Johnny Depp và Amber Heard như phòng cấp cứu
Showbiz - Ngày đăng : 07:10, 06/06/2022
Theo Washington Times, có nhiều quan điểm khác nhau về ý nghĩa xã hội, văn hóa và lịch sử của phiên tòa Johnny Depp thắng kiện Amber Heard.
Bất cứ ai theo dõi và từng một lần nghe đến vụ kiện cũng nhận thấy rằng Johnny Depp đã thắng thế ngay từ đầu. Trong khi đó, Heard "sa lầy", không được lòng tin từ công chúng, thẩm phán và cả bồi thẩm đoàn.
Sau phán quyết của bồi thẩm đoàn có lợi cho Johnny Depp, nhiều người kết luận một cách thê lương rằng phụ nữ bị lạm dụng không bao giờ có được công lý ở Mỹ và nói rằng việc Heard bị phớt lờ là vấn đề đáng báo động.
Đó là điều vô lý. Bởi bồi thẩm đoàn đã nghe lời khai và xem xét các bằng chứng và kết luận trung thực. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ không đẩy Me Too vào chỗ chết, có chăng chỉ là Amber Heard. Phiên tòa này cũng giúp công chúng học được nhiều thứ.
Vẻ mặt buồn bã của Amber Heard trong một lần ra tòa. Ảnh: AFP.
Học gì từ phiên tòa gây tranh cãi?
Theo Michael McKenna, phó trợ lý tổng thống và phó giám đốc Văn phòng vấn đề lập pháp tại Nhà Trắng, có ba bài học chính mà chúng ta rút ra được sau sáu tuần theo dõi phiên tòa căng thẳng.
Thứ nhất, phòng xử án rất giống phòng cấp cứu. Vào thời điểm kết thúc, sẽ có thứ xảy ra và phạm sai lầm nghiêm trọng. Nhưng không giống phòng cấp cứu, quy trình xét xử hiếm khi khắc phục được bất kỳ tình trạng nào liên quan đến một người.
Thứ hai, ông cho rằng hệ thống tư pháp Mỹ là cơ chế ấn tượng theo dõi các dữ kiện, bằng chứng, lời khai và xác định ai đã làm gì với ai. Tuy nhiên, nó có giới hạn. Cuối cùng, hệ thống tư pháp chỉ làm được hai điều: Giam giữ người khác và xác định ai có lợi trong các cuộc tranh chấp.
Sau khi biết được tin mình thắng kiện, Johnny Depp nói rằng bồi thẩm đoàn đã trả lại cuộc sống cho anh. Song, Michael McKenna cho rằng điều đó là vô nghĩa. Bồi thẩm đoàn chỉ kết luận rằng nam diễn viên là người nói thật nhất (ít nhất là trước tòa) trong số hai người trình bày với họ.
Johnny Depp thắng thế từ khi bước vào cuộc chiến pháp lý. Ảnh: Getty.
"Về cơ bản, họ chỉ giúp Depp được bồi thường. Không ai có thể trả lại mạng sống cho Depp bất kể điều đó có ý nghĩa gì. Thành thật mà nói, anh ấy thực sự không có 'cuộc sống ý nghĩa' trước đó", McKenna nói.
Đó cũng là bài học thứ ba từ phiên tòa. Hệ thống tư pháp Mỹ không trả lại cuộc sống cho ai hoặc bất cứ điều gì tương tự. Hệ thống thỉnh thoảng khắc phục những gì đã xảy ra giữa người với người. Đây là một diễn đàn để phân xử các tranh chấp và thỉnh thoảng để quản lý công lý. Các thẩm phán, bồi thẩm đoàn và đặc biệt là luật sư không cung cấp sự cứu rỗi.
Và giống những lần đến phòng cấp cứu, không ai mong đợi mình sẽ đến phòng xử án lần thứ hai hay bất cứ lần nào khác trong đời, dù ở vai trò nào.
Những vấn đề tồn đọng
"Quên Amber Heard đi, hãy cẩn thận với những người theo chủ nghĩa lệch lạc". Đây là tiêu đề bài viết nói về tình trạng "ném đá tập thể" trên mạng xã hội đăng trên tờ Telegraph.
Tờ báo lập luận rằng các phản ứng đối với vụ Johnny Depp và Amber báo hiệu làn sóng tẩy chay dữ dội ngày càng tăng với nữ quyền.
Phong trào Me Too ra đời tạo nền tảng cho các nạn nhân bạo lực tình dục, hầu hết trong số đó là phụ nữ. Cộng đồng này mang đến sự an ủi cho các nạn nhân và giúp thay đổi cán cân quyền lực. Nó truyền cảm hứng cho phụ nữ có được sức mạnh và tầm ảnh hưởng.
Và cần nói rằng, "những người nổi tiếng, da trắng" như Amber Heard không phải tâm điểm của phong trào. Mục tiêu của Me Too là bảo vệ phụ nữ chịu thiệt thòi, bị phân biệt chủng tộc và thiếu tài chính.
Phán quyết của tòa án chống lại Harvey Weinstein là minh chứng ấn tượng về việc chuyển giao quyền lực theo hướng có lợi cho phụ nữ. Nhưng sự thay đổi này không phải là trọng tâm của vấn đề.
Trong hầu hết trường hợp, những lời buộc tội chống lại kẻ lạm dụng là không chính đáng. Xâm hại tình dục và bạo lực gia đình mới là vấn đề thực sự. Phiên tòa Heard so với Depp không thể thay đổi sự thật nghiệt ngã này.
Telegraph cho rằng việc Amber Heard bị chỉ trích quá đà không mang lại ý nghĩa gì. Ảnh: Reuters, AFP.
Telegraph đã đưa ra những khuyến nghị để chống lại bạo lực nhắm vào nữ quyền. Thứ nhất, phiên tòa Depp - Heard không có giá trị phán quyết phong trào Me Too. Kết quả của phiên tòa cũng không thể làm ảnh hưởng, mất uy tín các cáo buộc bạo lực tình dục và gia đình.
Thứ hai, những người đàn ông bị bạo lực gia đình và tình dục tất nhiên nên được đưa vào phong trào Me Too. Nhưng thực tế đây là quyền dành cho nhóm phụ nữ yếu thế. Đàn ông da trắng hay có quyền lực có thể hoàn toàn tự giải quyết những chuyện này.
Thứ ba, việc công kích Amber Heard là hoàn toàn phản tác dụng. Trên thực tế thì nữ diễn viên từng bị chồng cũ nhắn tin lăng mạ, miệt thị. Ngoài ra, việc lăng mạ cũng không nên được khuyến khích. Đó là vấn đề mang tính xúc phạm cá nhân.
"Gọi Amber Heard là quái vật, điếm, ả phù thủy đều gây khó chịu. Hãy thử nghĩ xem điều đó là người thân của bạn", Telegraph bình luận.
Theo Zing