Giá cả tăng cao khiến nhiều người Mỹ 'ngại' tham dự đám cưới
Đối ngoại - Ngày đăng : 21:40, 04/06/2022
Cụ thể, dự kiến sẽ có khoảng 2,5 triệu đám cưới trong năm 2022, một kỷ lục kể từ năm 1984, nhưng không phải tất cả khách mời đều sẵn sàng tham gia lễ kỷ niệm do giá cả tăng cao. Phần lớn đám cưới là sự kiện được lên lịch trước, phải hoãn lại suốt 2 năm diễn ra đại dịch Covid-19.
Ngoài ra, các chuyên gia trong ngành cho rằng, xu hướng đám cưới đơn giản trong tình hình mới hiện nay sẽ tiếp tục duy trì vì điều đó tốt cho cả sức khỏe tinh thần và tài chính của nhà trai, nhà gái.
Một nghiên cứu gần đây của Credit Karma cho thấy phần lớn khách được mời (73%) thừa nhận giá cả tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tham dự lễ kỷ niệm của họ.
Giá cả tăng cao ngăn cản nhiều người Mỹ kết hôn. (Ảnh: Unsplash) |
Việc tăng giá vé, giá khách sạn, quần áo và quà tặng cho các cặp đôi mới cưới tăng cao dẫn đến thực tế là nhiều khách bắt đầu đơn giản là từ chối những lời mời chào.
Theo một cuộc khảo sát của Credit Karma, trung bình người Mỹ có kế hoạch tham dự 2,5 đám cưới trong năm nay và chi khoảng 1.000 USD cho mỗi đám cưới.
Các chuyên gia cho rằng, GDP của Mỹ dự kiến sẽ tăng 2,8% trong năm nay. Đồng thời, kinh tế đất nước trong trung hạn có thể gặp khủng hoảng và chuyển sang giai đoạn suy thoái vào năm sau.
Mới đây, trong phát biểu hôm 3/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng số liệu việc làm mới nhất cho thấy nước Mỹ có thể kiểm soát được lạm phát tăng vọt, trong khi duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh.
Ông Biden nhấn mạnh đến nền tảng vững vàng của nền kinh tế Mỹ dù giá tiêu dùng tăng. Trên cơ sở đó, nước Mỹ sẽ xây dựng một tương lai tăng trưởng ổn định và vững chắc để có thể hạ nhiệt lạm phát mà không phải hy sinh những thành quả đã đạt được.
Tổng thống Biden nói nhiều người Mỹ vẫn lo ngại khi giá các hàng hóa thiết yếu như thực phẩm và xăng tăng mạnh lên các mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, ông cho rằng, nhờ những tiến triển lớn của nền kinh tế, người Mỹ có thể ứng phó được với lạm phát.
Trước đó, Bộ Lao động Mỹ công bố tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới tháng Tư vừa qua tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời là tháng thứ hai liên tục trong năm nay lạm phát vượt trên 8%.
Như vậy, lạm phát ở Mỹ trong tháng Ba (8,5%) và tháng Tư năm nay đều tăng tới mức kỷ lục trong hơn 40 năm qua, tính từ tháng 12/1981.
Theo Bộ Lao động Mỹ, mặc dù tỷ lệ lạm phát trong tháng Tư có thấp hơn tháng Ba một chút chủ yếu nhờ giá xăng dầu có hạ nhiệt, tuy nhiên giá xăng lại tiếp tục leo thang.
Tỷ lệ lạm phát của Mỹ đã tăng vọt kể từ đầu năm 2021 khi nền kinh tế nước này bắt đầu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, thậm chí khiến các chuỗi cung bị đứt gãy và chính sự mất cân bằng cung cầu đã tạo áp lực khiến giá cả tăng cao, chưa kể các nguyên nhân khác.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hiện đối mặt với bài toán rất khó là làm sao có thể thắt chặt chính sách tiền tệ để giảm lạm phát và hạ nhiệt nền kinh tế mà lại không hạn chế tăng trưởng và gây ra suy thoái.
Thanh Bình (lược dịch)