Cò đất đua nhau đẩy giá ở Thường Tín; tiết lộ vụ suýt mất nghìn tỷ thuế BĐS
Kinh doanh - Ngày đăng : 10:39, 29/05/2022
"Cò đất" đua nhau đẩy giá đất theo thông tin sân bay thứ 2 ở Hà Nội
Theo khảo sát của Dân trí, dù việc xây dựng sân bay thứ 2 mới chỉ là định hướng quy hoạch nhưng những ngày qua, nhiều thửa đất mặt tiền dọc theo Quốc lộ 1A (đoạn qua huyện Thường Tín) đang thu hút hàng chục lượt khách đổ về,
Anh Hùng - một môi giới nhà đất khu vực huyện Thường Tín (Hà Nội) - thừa nhận: "Trên nhiều diễn đàn, hội nhóm, anh em chuyên mua bán đất động sản chúng tôi đều cho rằng, giá đất dọc theo hướng Đông Nam Hà Nội là huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Trì... sẽ hưởng lợi tăng giá theo định hướng quy hoạch vị trí xây dựng sân bay thứ 2 của Hà Nội".
Cũng theo anh Hùng, từ những luồng tin như xây dựng sân bay thứ 2, dự án quy hoạch đường vành đai 4, giá đất ở Thường Tín đang dao động 20 - 35 triệu đồng/m2, nay đã tăng thêm 5 - 10 triệu đồng/m2 tùy vị trí. Thời gian tới chắc chắn giá đất khu vực này sẽ có xu hướng tăng đồng loạt.
Đáng nói, dù chưa biết địa điểm cụ thể nhưng anh Nguyễn Biển (người rao bán mảnh đất) liên tục đưa ra dự đoán, tương lai giá đất tại huyện Thường Tín sẽ còn tăng nhiều lần. Đồng thời định hướng, nếu muốn "lướt sóng" đầu tư thì nên chọn những mảnh đất đẹp ở mặt đường, thuận tiện theo trục giao thông thì sẽ không lo bị thiệt.
Bộ trưởng Tài chính kể chuyện tăng thu 3.200 tỷ đồng thuế bất động sản
Phát biểu tại tổ ngày 24/5, liên quan tới việc "nguồn thu tăng nhưng liệu có bền vững không?".
Về vấn đề này, Bộ trưởng Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách năm 2021 là khoảng 1,56 triệu tỷ đồng, vượt 16,4% dự toán, vượt 38% so với năm 2020. Trong đó, thu tiền sử dụng đất vượt 74.100 tỷ đồng, thu dầu thô vượt 21.400 tỷ đồng.
"Thu từ dầu thô tăng lên là do giá dầu tăng lên. Lúc lập dự toán là 60 USD/thùng, sau đó lên 80 USD/thùng, chênh lệch 20 USD/thùng", Bộ trưởng Tài chính lý giải. Theo Bộ trưởng, thu từ dầu thô chỉ chiếm 2,9% trong tổng thu ngân sách, còn tiền sử dụng đất là 11,8% tổng.
Dù thừa nhận có tăng lên, song theo ông Hồ Đức Phớc, phần lớn các khoản thu vẫn từ ngoài đất và dầu thô, chứng tỏ "sức sống" của nền kinh tế.
Việc tăng trưởng thấp hơn 2% nhưng thu ngân sách vẫn vượt 16,4%, theo giải thích Bộ trưởng, là do "tăng cường thu ngân sách ở những khu vực tiềm năng lâu nay chưa thu được, ví dụ như nền tảng số, bất động sản…". Riêng khoản thu thuế chuyển nhượng bất động sản, Bộ trưởng Tài chính cho biết, qua rà soát hoạt động chuyển nhượng bất động sản, người dân và doanh nghiệp đã kê khai giá chuyển nhượng sát với thực tế hơn. Qua đó góp phần tăng thu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản quý I/2022 tăng 3.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Đua "lướt sóng" nhà đất, nhà đầu tư đứng ngồi không yên vì bị chôn vốn
cục bộ ở nhiều địa phương tại một số phân khúc đất nền, nhà đất. Không ít nhà đầu tư "tay ngang" đang phải "chôn vốn" vào nhà đất, khi đầu tư đúng thời điểm thị trường sôi động.
Chi hơn 5 tỷ đồng để mua 2 căn nhà xây sẵn trong ngõ ở khu vực quận Hoàng Mai (Hà Nội), anh Nguyễn Đức Yên đang "đứng ngồi không yên" vì bán mãi không được. Đáng nói, dù anh đã xác định bán không lãi để thu hồi vốn về cũng không tìm được khách mua.
"Số vốn đầu tư vào nhà đất trên có một nửa là tiền tôi vay ngân hàng và từ người thân. Giờ muốn bán nhà để trả nợ, nhưng rao mãi cũng không có người mua", anh Yên nói.
Cũng theo anh Yên, thời điểm anh mua 2 căn nhà trên là cuối năm 2021. Lúc đó thấy thị trường tốt và giá tăng nhanh, anh cũng chủ động mua căn nhà vị trí đẹp và giá cao hơn khu vực để đảm bảo tính thanh khoản sẽ cao.
"Những căn nhà tôi mua có diện tích 30 m2 và 35 m2 đã được xây dựng sẵn 4 tầng, có vị trí cũng gần đường lớn. Thế nhưng không ngờ thời điểm này, thị trường trầm lắng và khó bán được giá cao hơn lúc mua", anh Yên chia sẻ.
Mặt bằng cho thuê vẫn ế… vì bị hét giá cao?
Đã có khách thuê tìm hình thức kinh doanh khác thay vì cần mặt bằng. Anh Nguyễn Quốc Hậu (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, anh mới thuê một căn nhà mặt đường Nguyễn Trãi để bán hoa quả sạch. Căn nhà chỉ rộng 20 m2 nhưng có giá 20 triệu đồng/tháng.
"Giá thuê 1 tháng là 20 triệu đồng, nhưng tôi phải nộp cho chủ nhà 12 tháng liên tiếp là 240 triệu đồng. Chưa kể sau 12 tháng, chủ nhà sẽ tăng thêm giá", anh Hậu nói và cho biết kế hoạch kinh doanh của mình đã phải thay đổi nhiều sau khi một số vốn lớn bị đẩy vào trả tiền thuê mặt bằng.
Còn anh Trần Văn Cương (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, trước đó anh thuê một căn nhà mặt phố Nam Dư có diện tích 50 m2 để mở một cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại với giá 5 triệu đồng/m2. Đến khi có dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh khó khăn, anh buộc phải trả mặt bằng.
Tuy nhiên, vừa qua anh Cương đi tìm mặt bằng để mở lại cửa hàng, nhưng giá cho thuê đã tăng cao gấp đôi trước đó. Một căn nhà cấp 4 mặt phố Nam Dư, Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng diện tích chỉ khoảng 15 - 20 m2 cũng có giá thuê 8 - 12 triệu đồng/tháng.
"Giá nhà cho thuê đã cao hơn nhiều so với thời điểm trước khi có dịch Covid-19. Hơn nữa, chủ nhà cũng yêu cầu đóng cả 6 tháng càng khiến việc thuê mặt bằng khó khăn hơn", anh Cương nói.
Phó Thủ tướng: Tăng giám sát chứng khoán, BĐS để phát triển lành mạnh
Ngày 23/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm nay.
Đề cập chi tiết những hạn chế, khó khăn còn tồn tại của nền kinh tế, lãnh đạo Chính phủ nêu rõ các nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan.
Cụ thể, bên cạnh các yếu tố khách quan do tình hình thế giới và đại dịch Covid-19 thì báo cáo thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế đã nêu rõ xuất phát từ các yếu tố chủ quan như công tác dự báo còn hạn chế; sự chủ động ở một số cấp, một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa cao.
Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6% - 6,5% là thách thức rất lớn, lãnh đạo Chính phủ đã đưa ra một loạt các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, nhấn mạnh việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn và kiểm soát lạm phát. Đồng thời đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, nhất là các ngân hàng thương mại yếu kém.
bảo đảm phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững. Theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả; điều hành, bình ổn giá…", Phó Thủ tướng nói.