Người duy nhất ở Hải Phòng sở hữu 9 bảo vật quốc giaDòng chảy - Ngày đăng : 20:43, 23/05/2022Trong số 12 bảo vật quốc gia của TP Hải Phòng có 9 hiện vật thuộc sở hữu của một ông chủ hãng giày dép.Tại triển lãm mang tên "Cổ vật An Biên" diễn ra mới đây tại Bảo tàng Hải Phòng, nhiều khách tham quan đã được chiêm ngưỡng khoảng 300 cổ vật quý thuộc sở hữu của ông Trần Đình Thăng, chủ một hãng giày dép có tiếng ở Hải Phòng. Trong số đó có 9 bảo vật quốc gia được nhà nước công nhận vào năm 2021.Các bảo vật quốc gia này gồm có 4 ấm, 3 đĩa, 2 liễn làm từ chất liệu gốm men trắng triều Lý (thế kỷ XI - XII).9 hiện vật có dáng đẹp cao sang, lớp men trắng độc đáo, văn hoa tinh tế, thuần Việt chứa đựng trong đó tư duy, quan niệm, đạo đời, cõi giới của nhà nước quân chủ Phật giáo. Trong ảnh là hai chiếc ấm gốm men trắng tinh xảo, hoa văn đẹp mắt.Nhiều khách tham quan đến đây trầm trồ và chụp ảnh bộ sưu tập 300 cổ vật quý nói chung và 9 bảo vật quốc gia nói riêng của ông Trần Đình Thăng. Đến nay, ông là người duy nhất sở hữu tới 9/12 bảo vật quốc gia của TP Hải Phòng.3 bảo vật quốc gia còn lại của TP Hải Phòng thuộc về các di tích tại huyện Kiến Thụy gồm: Thanh Long đao trưng bày tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc, xã Ngũ Đoan; tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và phù điêu Thái hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (niên đại thế kỷ XVI) ở chùa Trà Phương, xã Thụy Hương như trong ảnh.Bên cạnh bộ gốm men trắng thời Lý vô cùng quý giá, khách tham quan Bảo tàng Hải Phòng cũng ấn tượng với khoảng 300 cổ vật khác của ông Thăng. Trong ảnh là chiếc ấm đồng có niên đại thế kỷ III - I TCN.Đồ đồng với những kiểu dáng và hoa văn trang trí cho thấy mối giao lưu qua lại giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Hán trong giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn. Chính sự giao thoa văn hóa đã bổ trợ làm phong phú thêm sắc thái văn hóa Việt Nam.Với sức sống của người Việt, văn hóa Việt đấu tranh chống sự đồng hóa của văn hóa Hán trong 10 thế kỷ đầu Công nguyên, dòng gốm thô mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc vẫn tiếp tục tồn tại đồng thời tiếp thu công nghệ chế tạo và phong cách của đồ gốm phương Bắc.Qua tìm hiểu được biết, ông Thăng có hơn 40 năm dày công sưu tầm cổ vật ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Những hiện vật này có sự hoàn hảo, nguyên gốc đã thẩm định, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước làm cơ sở pháp lý, tính minh bạch khoa học, giá trị nghệ thuật, văn hóa lịch sử và nguồn gốc niên đại.Tượng Phật làm bằng đá và gỗ quý ngọc am được tạo tác chuẩn mực theo tư tưởng và dạng thức Phật giáo Đại thừa. Tượng tô nhiều màu trên lớp thếp vàng mang phong cách nghệ thuật Trung Hoa giai đoạn thế kỷ XVII - XIX. Trong ảnh là bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh bằng gỗ ngọc am.Các bảo tàng lớn ở nước ngoài rất chú trọng tượng Phật gỗ cổ phương Đông, đánh giá cao cả nghệ thuật và văn hóa tâm linh. Trong ảnh là 2 tượng Phật Quán Thế âm Bồ tát bằng gỗ ngọc am quý hiếm.Ngoài tượng Phật tạo tác tinh xảo, ông Thăng còn sở hữu 4 pho tượng Thiên Vương bằng gỗ ngọc am quý hiếm có niên đại thế kỷ XVII - XIX. Trong ảnh là pho tượng Đông Thiên Vương - Trì Quốc (trái) và Bắc Thiên Vương - Đa Văn.Hiện vật thời kỳ nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ (thế kỷ XI - XVII) với đủ loại hình, kiểu dáng, họa tiết của dòng gốm men trắng, men ngọc, hoa nâu ở 2 triều Lý - Trần và gốm hoa lam thời Lê - Mạc cho thấy nghề gốm đã đạt đỉnh cao nghệ thuật chế tác. Nhiều sản phẩm cao cấp của lò Hoàng thành Thăng Long phục vụ cho hoàng cung quốc tự. Trong ảnh là các hiện vật thuộc dòng gốm hoa nâu thế kỷ XIV - XV.Sức sáng tạo của nghệ nhân đã đưa nghệ thuật sản xuất gốm của nhà nước Đại Việt đạt được truyền thống gốm sứ tinh vi và bền vững nhất châu Á, định hình nên một truyền thống riêng biệt. Trong ảnh là các hiện vật gốm hoa lam thế kỷ XV - XVI.Trong ảnh là các cổ vật bằng đồng thế kỷ XVI - XVII, phía trước là long mã và ấm đồng, phía sau là 2 con nghê. Cổ vật là di sản chứa đựng nhiều giá trị văn hóa về vật chất lẫn tinh thần, yếu tố quan trọng trong nền tảng văn hóa. Phát huy giá trị cổ vật chính là góp phần vào công cuộc chấn hưng văn hóa, kinh tế đất nước.Your browser does not support the video tag.Chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật quý của ông chủ hãng giày ở Hải PhòngTrí Thành