Hoạch định chiến lược kinh doanh là gì? 4 giai đoạn hoạch định chiến lược kinh doanh

Thông tin cần biết - Ngày đăng : 15:30, 17/05/2022

Hoạch định chiến lược kinh doanh là quá trình nhận biết vấn đề, xác định mục tiêu sau đó đưa ra bộ giải pháp thực thi nhằm đạt được những mục tiêu đã được xác định.

Hoạch định chiến lược kinh doanh là gì?

Có thể hiểu đơn giản, hoạch định chiến lược kinh doanh là một quá trình, bắt đầu từ những vấn đề mà chúng ta có thể cải tiến, sau đó đưa ra những mục tiêu cần đạt được, và một bộ giải pháp thực thi khả dĩ, nhằm đạt được những mục tiêu đó. 

Hoạch định chiến lược kinh doanh có thể được thực hiện bởi một cá nhân, hoặc một tổ chức. Hoạch định chiến lược kinh doanh được thể hiện, minh họa dưới dạng tài liệu là chữ viết, có thể thêm hình ảnh minh họa, nhằm đem lại trải nghiệm trực quan. Đây là một tài liệu mang tính định hướng bền vững.

Tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh

1. Xác định mục tiêu và định hướng rõ ràng

Hoạch định chiến lược kinh doanh cung cấp một bức tranh rõ ràng về cách doanh nghiệp hoạt động, nó trực quan hóa những ý tưởng trở nên rõ ràng, dễ tiếp cận và dễ hiểu.

Thể hiện mục tiêu, định hướng phát triển rõ ràng, giúp doanh nghiệp kiên định với những mục tiêu và mình theo đuổi và định hướng nguồn lực tập trung.

Hoạch định chiến lược kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp lường trước các rủi ro có thể xảy ra, và thiết lập sẵn các biện pháp đối phó. 

2. Vận hành hiệu quả

Mọi nguồn lực không phải là vô hạn, hoạch định chiến lược kinh doanh xác định những hoạt động cần thiết, phù hợp để đạt mục tiêu, tránh lãng phí và tránh dàn trải tài nguyên.

Hoạch định chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp xây dựng đúng ngân sách đầu tư và sử dụng đúng công cụ để triển khai các giải pháp.

3. Thể hiện rõ môi trường cạnh tranh

Bức tranh thị trường luôn biến động, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các chính sách, quy định mới từ chính phủ, sự thay đổi, dịch chuyển của khách hàng mục tiêu, lực lượng lao động, những công nghệ mới và tình trạng lạm phát. Hoạch định chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp nắm bắt được những thông tin vĩ mô này rõ ràng.

Quá trình hoạch định chiến lược cạnh tranh cũng cung cấp điểm mạnh/ điểm yếu/ thách thức và cơ hội. Điều này cung cấp những ý tưởng giúp doanh nghiệp khác biệt hóa so với mặt bằng chung của ngành.

4. Cải thiện tin thần đội ngũ

“Muốn đi nhanh hãy đi một mình muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, đây là một câu ngạn ngữ của Châu Phi, doanh nghiệp muốn phát triển lớn mạnh và bền vững, không thể chỉ có mỗi CEO và làm tất cả mọi việc.

Hoạch định chiến lược kinh doanh truyền đạt lý tưởng thương hiệu (tầm nhìn, sứ mệnh…) tới đội ngũ nhân sự, nhà đầu tư… đảm bảo mọi người nhận đủ và đúng thông tin mà doanh nghiệp muốn chia sẻ trong bản hoạch định chiến lược kinh doanh, giúp mọi người thấu hiểu và đồng cảm với nhau vì mục tiêu chung.

Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh

1. Thấu hiểu doanh nghiệp

Giai đoạn thấu hiểu doanh nghiệp, nhà sáng lập cần dành thời gian suy ngẫm và trả trả lời những câu hỏi sau:

  • Lợi thế cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp là gì?
  • Tầm nhìn và sứ mệnh?
  • Hệ giá trị của doanh nghiệp?
  • Mục đích của thương hiệu?

2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu và mối đe dọa với mô hình kinh doanh

Giai đoạn này doanh nghiệp sử dụng mô hình SWOT, nhằm thể hiện điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội.

Trả lời những câu hỏi sau giúp bạn dễ dàng xây dựng mô hình SWOT:

  • Doanh nghiệp làm điều gì tốt nhất?
  • Thế mạnh của doanh nghiệp dưới góc nhìn của khách hàng?
  • Những xu hướng nào phù hợp với doanh nghiệp?
  • Tệp khách hàng nào đang bị đối thủ cạnh tranh bỏ qua?
  • Những phản hồi tiêu cực mà doanh nghiệp nhận được là gì?
  • Những công nghệ lạc hậu nào mà doanh nghiệp đang sử dụng?
  1. Điều gì cản trở sự cải tiến trong doanh nghiệp?
  • Khác biệt thương hiệu của đối thủ là gì?

3. Xác định mục tiêu và thiết lập mục tiêu

Liệt kê toàn bộ các mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn đạt được, nó có thể là doanh số bán hàng, định vị thương hiệu hay văn hóa doanh nghiệp, điều này giúp doanh nghiệp có kế hoạch phân bổ tài chính hiệu quả. Giai đoạn này cũng cần đưa ra những giải pháp sáng tạo để hoàn thành các mục tiêu cụ thể.

Những mục tiêu hiệu quả là những chỉ số bạn có thể đo lường được, điều này giúp doanh nghiệp theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết.

4. Đưa ra bộ giải pháp và chính sách triển khai

Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp lựa chọn những giải pháp hiệu quả nhất, sau đó đưa ra thời gian và thời hạn thực hiện những giải pháp đó.

Một bí quyết là nên chia nhỏ các giải pháp thành các mục tiêu ngắn hạn.

Cuối cùng hãy thiết lập một bảng theo dõi, để giám sát và đánh giá kế hoạch thực hiện. Hãy thường xuyên theo dõi và phân tích, có những hiệu chỉnh kịp thời để cải tiến hiệu suất của chiến lược kinh doanh.

Luôn sẵn sàng để trở thành đối tác, những người bạn đáng tin cậy để đồng hành với mọi thành công của thương hiệu và doanh nghiệp. Liên hệ ngay với Vũ qua số Hotline 0366 366 999, hoặc website: https://vudigital.co

T/H