Hàng vạn người đội mưa tham gia Đại lễ Phật đản 2022 ở chùa Tam Chúc

Xã hội - Ngày đăng : 08:38, 16/05/2022

Ngày 15/5, tại chùa Tam Chúc (Hà Nam), mặc dù trời có mưa, có lúc mưa rất to nhưng hàng vạn du khách, phật tử vẫn đội mưa để mừng Phật Đản 2022 (Phật lịch 2566).

Ghi nhận của PV Infonet, vào chiều tối ngày 15/5, chùa Tam Chúc (Hà Nam) đã tổ chức lễ rước xá lợi Phật mừng ngày Đức Phật đản. Mặc dù trời mưa rất to nhưng hàng nghìn phật tử và du khách vẫn đội mưa rước xá lợi Phật về chùa Tam Chúc.

Hàng vạn người đội mưa tham gia Đại lễ Phật đản 2022 ở chùa Tam Chúc
Mặc dù trời mưa to, hàng nghìn du khách, phật tử vẫn trang nghiêm đi theo đoàn rước.

Chào mừng đại lễ Phật Đản, từ 14h00 đến 23h00 ngày 15/5/2022 (tức rằm tháng Tư âm lịch), Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc đã miễn phí toàn bộ du thuyền và các phương tiện vận chuyển tham quan như xe điện để hỗ trợ du khách.

Bên cạnh đó, Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc cùng Chùa Tam Chúc cũng phục vụ 10.000 suất ăn chay miễn phí, hoa đăng cho du khách và phật tử thập phương tới dự lễ.

Hàng vạn người đội mưa tham gia Đại lễ Phật đản 2022 ở chùa Tam Chúc
Lễ Phật Đản là một trong ba đại lễ lớn nhất trong năm của Phật Giáo. Vào dịp này, chùa Tam Chúc (Hà Nam) đã long trọng tổ chức lễ rước xá lợi Phật mừng ngày Đức Phật đản, cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km. Khu du lịch tâm linh này có tổng diện tích gần 5.000ha, gồm hồ nước rộng 1.000ha, núi rừng tự nhiên 3.000ha, các thung lũng 1.000ha. Thông thường, phí du thuyền và cơm chay ở đây có giá khoảng 200.000 đồng.

Hàng vạn người đội mưa tham gia Đại lễ Phật đản 2022 ở chùa Tam Chúc
Theo thông tin từ Ban tổ chức, để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, gần 2 vạn người dân cùng Phật Tử đã ngồi dưới trời mưa tại chùa Tam Chúc để mừng Phật Đản 2022.
Hàng vạn người đội mưa tham gia Đại lễ Phật đản 2022 ở chùa Tam Chúc
Hàng ngàn bông hoa đăng được thắp sáng tại sân tam quan nội.
Hàng vạn người đội mưa tham gia Đại lễ Phật đản 2022 ở chùa Tam Chúc
Mỗi ngọn đèn hoa đăng được thắp lên đều gửi vào đó một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người. Mỗi ngọn đèn trên tay là biểu tượng của ánh sáng xóa hết mọi khổ đau, cùng nhau xây dựng một cuộc sống tươi đẹp.
Hàng vạn người đội mưa tham gia Đại lễ Phật đản 2022 ở chùa Tam Chúc
Theo thống kê của Ban tổ chức, hơn 2 vạn người đã có mặt tại chùa Tam Chúc ngày 15/5 mừng lễ Phật Đản 2022.
Hàng vạn người đội mưa tham gia Đại lễ Phật đản 2022 ở chùa Tam Chúc
Bạn Trần Thị Thanh Ngân (20 tuổi, ở Hà Nam) chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên em được tham dự một đêm hội hoa đăng lớn và ý nghĩa như thế này. Hôm nay em đã cầu nguyện cho bản thân và gia đình luôn mạnh khỏe, mọi người trên thế giới này yêu quý nhau hơn".
Hàng vạn người đội mưa tham gia Đại lễ Phật đản 2022 ở chùa Tam Chúc
Nhiều người tranh thủ chụp ảnh bên hàng nghìn ngọn đèn hoa đăng vừa được thắp sáng.
Hàng vạn người đội mưa tham gia Đại lễ Phật đản 2022 ở chùa Tam Chúc
Trong tối 15/5, tại Hà Nam có mưa, các nghi lễ vẫn được diễn ra theo kế hoạch.
Hàng vạn người đội mưa tham gia Đại lễ Phật đản 2022 ở chùa Tam Chúc
Buổi lễ diễn ra trang trọng với nghi thức tắm Phật.
Hàng vạn người đội mưa tham gia Đại lễ Phật đản 2022 ở chùa Tam Chúc
Rất nhiều em nhỏ được tham gia nghi lễ này.

Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Đây là dịp để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức Phật đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.

Không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, đại lễ Phật đản còn chuyển tải những giá trị đạo đức nhân bản của đạo Phật.

Vào ngày lễ, phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Theo truyền thống, Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Giáo hội Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Lễ chính được tổ chức vào ngày Rằm tháng 4 âm lịch, Giáo hội các tỉnh thành và các chùa, tịnh xá thường tổ chức các hoạt động để mừng ngày đại lễ như: làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật...

Thông qua các hoạt động này là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, theo đúng phương châm của đạo Phật “sống tốt đời, đẹp đạo”.

Bảo Khánh