3 điểm du lịch Hà Nam gắn với văn học, nên đi để mở mang thêm
Du lịch online - Ngày đăng : 22:17, 14/05/2022
1. Nhà Bá Kiến Làng Vũ Đại
Không ít người đã từng xúc động trước những trang văn về Chí Phèo của nhà văn Nam Cao - người con xứ Hà Nam. Thực ra, bối cảnh nhà Bá Kiến ở làng Vũ Đại được lấy cảm hứng từ những sự vật có thật.
Ngôi nhà của Bá Kiến tọa lạc trên một khu đất rộng chừng 900m2 tại làng Đại Hoàng ở xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ngôi nhà được xây dựng công phu, chỉn chu vì vào năm 1910, ngôi nhà được hơn 20 thợ mộc lành nghề phủ Lý Nhân làm ròng rã suốt một năm trời.
Ảnh: @th.min
Ảnh: @mymy.lynh
Điểm du lịch Hà Nam hơn trăm tuổi này đã qua 7 đời chủ. Người chủ đầu tiên cũng klaf người dựng ngôi nhà là cụ Cựu Hanh. Người lái buôn nổi tiếng khắp nam đồng bằng sông Hồng vì sự giàu có này để lại quyền thừa kế cho con trai Trần Duy Xầm, rồi cụ Xầm truyền lại cho Cựu Cát…
Sau nhiều thăng trầm, có lần căn nhà còn bị rao bán với giá 4.500 đồng (khoảng 20 cây vàng thời bấy giờ). Đến năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam vì muốn giữ lại căn nhà nên đã thỏa thuận với vợ người chủ nhân sau cùng rồi mua lại ngôi nhà với giá 700 triệu đồng.
2. Chùa Bà Đanh
"Vắng như chùa bà Đanh"
Bến nước bên dòng sông Đáy
Trước khi du lịch Hà Nam, hẳn nhiều người đã nghe đến câu “vắng tanh/vắng như chùa Bà Đanh”. Câu nói này trở nên thân quen đến mức cư dân ở miền Nam, miền Bắc… cũng dùng khá nhiều.
Thực ra, chùa Bà Đanh là một địa danh nổi tiếng ở Hà Nam. Chùa còn gọi là Bảo Sơn tự thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ). Chùa Bà Đanh nằm cạnh hòn núi Ngọc và cách thành phố Phủ Lý 10km, hướng chính nam nhìn thẳng ra dòng sông Đáy.
Chùa có phong cảnh hữu tình nhờ địa thế đẹp. Ảnh: @dimotngaydang
Không chỉ có vậy, chùa Bà Đanh còn gọi "Bảo Sơn Nữ” và gắn liền với những câu chuyện liêu trai, xoay quanh nhân vật Bà Đanh (thần Pháp Vũ). Tương truyền, chùa thờ Bà - tạm hiểu là một nữ thần chuyên điều mưa khiển gió, coi sóc mùa màng, bảo vệ người dân khỏi bão lũ. Chùa ở thôn Đanh Xá nên về sau. người đời quen miệng gọi là chùa Bà Đanh.
Tuy nhiên, vì sao chùa Bà Đanh lại vắng vẻ như thế thì tới nay chưa ai lý giải được! Ảnh: @jessiepham___
3. Kẽm Trống
Kẽm Trống đã được nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương vịnh trong bài thơ này:
"Hai bên thì núi, giữa thì sông
Có phải đây là Kẽm Trống không
Gió đập cành cây khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
Ở trong hang đá hơi còn hẹp
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng
Qua cửa mình ơi, nên ngắm lại
Nào ai có biết nỗi bưng bồng"
Kẽm Trống là một trong những điểm du lịch Hà Nam nổi tiếng, là danh thắng quốc gia được công nhận năm 1962.
Kẽm Trống cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Nam dọc theo đường quốc lộ 1A, nằm giữa địa phận của 2 tỉnh Hà Nam và Ninh Bình. Đây là một trong những điểm du lịch Hà Nam lý tưởng cho du khách miền Bắc.
Kẽm Trống là nơi con sông Đáy chảy qua hai ngọn núi, bên tả có núi Rùa, núi Cổ Động… thuộc tỉnh Hà Nam. Bên phải Kẽm Trống là núi Bài Thơ
Theo lời người xưa, vua Minh Mạng đã từng muốn xuôi theo dòng sông Đáy để vãn cảnh Kẽm Trống và Địch Lộng (Ninh Bình), nhưng lại đổi ý sau khi biết được bài thơ đầy ẩn ý của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.
vua Minh Mạng đã từng muốn xuôi theo dòng sông Đáy để vãn cảnh Kẽm Trống
Cụ thể, ông muốn người dân đào cho mình một con sông mớ để thuyền vua đi qua, và đó cũng là tiền thân của con sông đào cạnh sông Đáy ngày nay.