9 thói quen giảm cân gây tác hại không ngờ nếu lạm dụng

Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 17:12, 08/05/2022

Có thể bạn đã đọc rất nhiều mẹo về sức khoẻ và giảm cân, nhưng một số “thói quen lành mạnh” mà bạn biết lại gây những tác hại không ngờ.
9 thói quen giảm cân gây tác hại không ngờ nếu lạm dụng

1. Ngủ ít hơn để tập thể dục vào buổi sáng

Tập thể dục vào buổi sáng được coi là một lựa chọn tuyệt vời, giúp tập trung, cải thiện tâm trạng suốt cả ngày. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ ít hơn số giờ cơ thể cần để dành thời gian tập thể dục buổi sáng có thể khiến cơ thể gia tăng cảm giác đói, nguy cơ tăng cân và béo phì cao hơn.

2. Tập thể dục liên tục

Để tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống, bạn cần lập một kế hoạch tập luyện và thói quen ăn, ngủ hợp lý. Nhưng hãy một ngày để nghỉ ngơi sau 7-10 ngày tập luyện liên tục để cơ bắp có thời gian phát triển mạnh mẽ hơn và giảm nguy cơ chấn thương. Tập luyện quá nhiều sẽ khiến tuyến thượng thận mệt mỏi và làm tăng cân. Vì vậy, hãy đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, về cả thể chất lẫn tinh thần.

3. Ngủ quá nhiều

Không chỉ ngủ không đủ giấc, mà ngủ quá nhiều cũng gây ra những tác động đến sức khoẻ như xuất hiện các bệnh về tim mạch, tiểu đường, chứng lo âu và béo phì ở người lớn. Nếu bạn cảm thấy ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm là không đủ, hoặc thậm chí mệt mỏi sau một giấc ngủ ngon thì bạn nên đến gặp bác sĩ.

4. Ăn không đủ chất béo

 
Ăn quá ít chất béo cũng gây những tác hại đến cơ thể. Ảnh Brightside

Chất béo lành mạnh là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, giúp cơ thể chúng ta hấp thụ vitamin, phát triển tế bào, giúp não và mắt khoẻ hơn, sản xuất hormon và là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu bạn cảm thấy uể oải, thường xuyên đói bụng hoặc đau khớp, hãy ăn nhiều hơn những chất béo lành mạnh có thể tìm thất từ trứng, bơ, phomai, dầu ô liu, quả bơ, hạt chia hoặc hạt lanh...

5. Không sử dụng đường

Cắt giảm đường có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, lão hoá chậm hơn, ngủ ngon và giảm cân. Tuy nhiên, việc không dung nạp đường có thể dẫn đến việc thêm các chất làm ngọt nhân tạo vào thực phẩm, gây ra bệnh tiểu đường và béo phì. Đường có thể là một phần của của chế độ ăn uống cân bằng nếu bạn chọn trái cây tự nhiên thay vì nước trái cây đóng hộp hay bánh quy.

6. Bỏ lòng đỏ trứng gà

Trứng là thực phẩm chứa nhiều vitamin và là một phần của mọi chất dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta cần. Nếu bạn bỏ lòng đỏ, bạn đang bỏ đi hơn một nửa chất dinh dưỡng quý hiếm được sử dụng để xây dựng màng tế bào và đóng vai trò quan trọng trong não. Chất béo mà trứng mang lại đều có lợi, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng lượng cholesterol tốt.

7. Hạn chế thức ăn chứa protein

 
Hệ thống miễn dịch, tóc và móng yếu hơn nếu không bổ sung đủ protein. Ảnh Brightside

Salad rất thích hợp để giảm cân và có thể làm no bụng, nhưng không thể thay thế lượng protein cần thiết cho cơ thể. Protein đóng vai trò sản sinh và duy trì mọi tế bào trong cơ thể. Nếu không có nó, chúng ta có thể mất khối lượng cơ và khiến hệ thống miễn dịch, tóc và móng yếu hơn. Chế độ ăn giàu protein giúp tăng cường trao đổi chất, giảm lượng calo cũng như cảm giác thèm ăn.

8. Giữ sữa chua có hương vị trong tủ lạnh

Ăn sữa chua được coi là một thói quen lành mạnh bởi nó chứa canxi, vitamin, protein, men vi sinh tốt cho hệ vi sinh vật và hệ miễn dịch của chúng ta. Tuy nhiên những loại sữa chua có hương vị mà chúng ta mua đều có chất làm ngọt nhân tạo. Vì vậy, nếu bạn thực sự yêu thích sữa chua với trái cây, hãy nghĩ đến việc thêm sữa chua của bạn vào một loại trái cây tự nhiên hơn.

9. Uống quá nhiều nước

Nước chiếm phần lớn trọng lượng và đóng vai trò quan trọng với cơ thể. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến tình trạng mất nước và tăng cân. Tình trạng thừa nước diễn ra khi lượng muối và các chất điện giải trong cơ thể bạn trở nên quá loãng, giảm nồng độ natri trong máu, khiến các tế bào cơ thể có thể sưng lên.

Hồng Diệp (Theo Brightside)