Thay đổi chế độ ăn dẫn tới sự "bùng nổ" số lượng cá sấu ở Australia

Thiên nhiên - Môi trường - Ngày đăng : 15:24, 04/05/2022

Theo một nghiên cứu được Đại học Charles Darwin công bố ngày 27/4, việc cá sấu thay đổi thức ăn từ thủy sản sang động vật sống trên cạn là một yếu tố chính khiến số lượng loài bò sát này "bùng nổ."
Thay doi che do an dan toi su Ảnh minh họa (Nguồn: AP)

Sự thay đổi thức ăn từ thủy sản sang động vật trên cạn có thể là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng "đột biến" số lượng cá sấu ở vùng lãnh thổ Bắc Australia.

Theo một nghiên cứu được Đại học Charles Darwin công bố ngày 27/4, việc cá sấu thay đổi thức ăn từ thủy sản sang động vật sống trên cạn là một yếu tố chính khiến số lượng loài bò sát này "bùng nổ."

Các nhà nghiên cứu đã so sánh mẫu xương của những con cá sấu chết cách đây 50 năm với mẫu xương của cá sấu hiện đại. Họ phát hiện rằng sự thay đổi thức ăn trùng hợp với việc số lượng cá sấu ngày càng tăng.

Chuyên gia nghiên cứu động vật Mariana Campbell, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết họ rất ngạc nhiên khi quan sát thấy sự thay đổi trong chế độ ăn của cá sấu ở vùng lãnh thổ Bắc Australia trong 50 năm qua.

Theo đó, thay vì ăn thủy sản ở biển hay cửa sông, chẳng hạn như cá, rùa biển, những con cá sấu lại chuyển sang ăn các loài động vật trên cạn như lợn hoang và trâu.

Sự thay đổi này cũng khiến các loài cá sấu tại đây có xu hướng di chuyển đến bãi bồi, nơi thường tập trung nhiều lợn hoang. Ngoài ra, sự sụt giảm số lượng con mồi cũng có thể góp phần vào việc thay đổi chế độ ăn của loài bò sát này.

Việc săn cá sấu nước mặn đã bị cấm ở vùng lãnh thổ Bắc Australia vào năm 1971 khi loài vật này đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Tuy nhiên, kể từ những năm 1970, số lượng cá sấu nước mặn ở vùng lãnh thổ Bắc Australia đã tăng từ khoảng 3.000 con lên xấp xỉ 100.000 con, khôi phục thành công quần thể loài bò sát này tại Australia./.

Đức Anh (TTXVN/Vietnam+)

Đức Anh (TTXVN/Vietnam+)