5 cách đối phó khi con cái tuổi teen dậm chân, trừng mắt nói ‘ghét bố mẹ’

Gia đình - Ngày đăng : 09:16, 01/05/2022

Là cha mẹ có con tuổi teen, chắc chắn có lúc nào đó đã trải qua một số tình huống giống thế này: “Con không biết mình có thể chịu đựng được bao lâu nữa?”.
5 cách đối phó khi con cái tuổi teen dậm chân, trừng mắt nói ‘ghét bố mẹ’

Những chuyện tương tự cũng xảy ra khá phổ biến như con trừng mắt, đóng sập cửa… với bố mẹ.

Mặc dù không có gì bào chữa cho hành vi thiếu tôn trọng của thanh thiếu niên, nhưng sẽ rất hữu ích khi xem xét lý do tại sao con lại làm những điều như vậy để từ đó có thể điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.

Dưới đây là 5 hành vi kịch tính của thanh thiếu niên mà chúng thường phản ứng với cha mẹ và cách đối xử với chúng để các bậc cha mẹ cùng tham khảo.

1. Trừng mắt

Nói chung, khi một con trừng mắt, đó là vì có thể con từng cảm thấy như mình đã bắt gặp thấy điều này trước đây. Đó không phải là điều quá tồi tệ mặc dầu điều đó có thể khiến bạn tức giận khi đang cố gắng thông báo điều gì đó quan trọng cho con nhưng con lại cho rằng điều đó thật ngớ ngẩn.

Hãy thử cách này: Lần tới khi con bạn trừng mắt nhìn bạn, đừng đáp lại bằng sự tức giận. Thay vào đó, hãy ngồi xuống và hỏi con: “Vậy là con đang cố nói gì với mẹ/bố khi con trừng mắt? Hãy giúp bố/mẹ hiểu rằng con đang nghĩ gì”.

Bạn hãy làm điều ấy, bằng một câu hỏi buộc con phải nói rõ suy nghĩ của mình thay vì chỉ bác bỏ cuộc trò chuyện.

2. Dậm chân/đi mạnh và đóng sầm cửa

Rõ ràng là con tức giận nếu chúng làm điều này. Nhưng có một khía cạnh quan trọng cần lưu ý ở đây. Nếu con bạn dậm chân tại chỗ, đó là vì nó muốn bạn biết rằng nó đang tức giận. Đó là cách con thể hiện cảm xúc khi không biết phải làm gì khác.

Hãy thử cách này: Cho con vài phút để hạ nhiệt. Khi con có thể nói chuyện, hãy hỏi điều gì đã khiến con tức giận và liệu có cách nào khác để con có thể truyền đạt điều đó với cha mẹ hay không. Con có thể chưa thể đưa ra câu trả lời ngay cho bạn nhưng trong lòng chắc chắn đã bị tác động. Bạn cũng có thể hỏi con xem “theo ý con, bố mẹ cần làm gì để con không tỏ thái độ như vậy?”

3. Khóc ấm ức/thút thít về một điều gì đó

Theo nhiều cách, đây là một phiên bản khác của việc đóng sầm một cánh cửa. Đó là biểu hiện của một cảm xúc mà con bạn có thể không biết cách xử lý. Và hãy đối mặt với nó vì bố mẹ không thoải mái với cảm xúc của con mình không có nghĩa là có thể khai thác để biết cảm xúc của con.

Rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy thoải mái hơn khi đối mặt với cơn tức giận hơn là với sự im lặng. Thà chúng cứ lầm bầm hoặc đóng sầm cửa hoặc khóc lóc còn hơn là im lặng để bố mẹ tự hiểu. Đó mới là điều đáng lo.

Hãy thử cách này: Khi chúng đang rơi vào tâm trạng như vậy, đừng bảo con là “hãy ngừng lại/hãy stop làm điều đó”. Hãy để cho con bày tỏ cảm xúc, lại gần và ôm con rồi nói: “Buồn một chút cũng không sao con ạ”. Cân nhắc mời con đi dạo với bạn. Bạn có thể đưa ra một số lời khuyên hoặc có thể không. Điều quan trọng hơn là con phải biết rằng nỗi buồn không phải là điều đáng sợ.

4. "Con ghét bố/mẹ!"

Thật shock khi nghe thấy con nói (hoặc la hét) những từ này. Trên thực tế, điều đó gây tổn thương đến mức chúng ta thường đáp trả trong cơn tức giận. Không cần phải nói, điều đó rất tồi tệ — chưa kể nó còn là sự hiểu nhầm về những gì đang xảy ra.

Về mặt sâu xa, con không thực sự ghét bạn. Con chỉ đơn giản là tức giận và không biết làm thế nào để đối phó với điều đó. Bạn là người an toàn để bộc lộ cảm xúc của con.

Hãy thử điều này: Đừng phản ứng. Phản ứng bằng cách hét lại không phải là phản ứng đúng. Nói với con bạn rằng bạn muốn nghỉ giải lao 15 phút. Hãy đi dạo, nói chuyện với ai đó — bất cứ điều gì bạn phải làm để hạ cơn giận của mình.

Nhắc nhở bản thân rằng đây không phải là cố ý, chỉ là bột phát mà thôi. Sau đó, ngồi xuống với con bạn và chia sẻ thành thật cảm giác đau lòng khi nghe những lời đó, trấn an tình yêu của bạn và hỏi xem bạn có thể bắt đầu lại cuộc trò chuyện hay không.

5. Nói "Con rất căng thẳng!"

Nhiều cha mẹ giận sôi lên khi con nói “con mệt mỏi vì bố/mẹ” và có thể đáp lại "thế à. Vậy đợi cho đến khi con bước ra thế giới thực, con sẽ thấy ở ngoài họ đối xử với con ra sao thì sẽ biết rằng ngoài đời người ta còn làm cho con mệt mỏi gấp nghìn lần!"

Đừng làm vậy. Nếu con bạn đang thể hiện sự căng thẳng, thì sự căng thẳng đó là có thật đối với con, ngay cả khi nó không hợp lý trong tâm trí của bạn. Nguyên nhân con có thể cảm thấy áp lực từ bạn, giáo viên, huấn luyện viên hoặc bạn bè mà cha mẹ hoàn toàn không biết.

Hãy thử cách này: Yêu cầu con bạn chia sẻ nguồn gốc của sự căng thẳng của chúng. Có thể kỳ vọng của con về bản thân là không hợp lý nên dẫn đến căng thẳng... Thảo luận về điều đó, giúp con xác định điều gì là hợp lý. Hoặc có thể con đã phải làm quá nhiều việc do giáo viên ngoại khóa yêu cầu.

Nếu vậy, hãy nói chuyện với con. Tất cả thanh thiếu niên cần biết rằng họ không thể làm tất cả mọi thứ. Học cách nói không là một bài học tốt.

Vũ Tùng