Tầm quan trọng của tri thức
Gia đình - Ngày đăng : 19:32, 25/04/2022
Dạy trẻ về định nghĩa tri thức
Kiến thức là sự quen thuộc, nhận thức hoặc hiểu biết về ai hay điều gì đó. Trong đó, bao gồm sự kiện, thông tin, mô tả hoặc kỹ năng. Những tri thức này có được thông qua kinh nghiệm hoặc giáo dục bằng cách nhận thức, khám phá, hay học hỏi.
Kiến thức có thể đề cập đến sự hiểu biết lý thuyết hoặc thực tế về một chủ đề. Đây là điểm phân biệt giữa “biết gì đó” và “biết như thế nào”. Trong triết học, việc nghiên cứu tri thức được gọi là tri thức luận. Nhà triết học Plato đã định nghĩa, tri thức là “niềm tin đúng đắn chính đáng”. Tất cả kiến thức đều là lời khẳng định về một điều gì đó. Tuy nhiên, đôi khi, khẳng định cũng có thể không chính xác, như:
Nếu tất cả các con thiên nga đều có màu trắng, còn đây là một con thiên nga, thì nó phải có màu trắng. Tuy nhiên, thực tế, trong thế giới thực, không phải tất cả thiên nga đều có màu trắng.
Vì vậy, cách được chấp nhận rộng rãi nhất để tìm kiếm tri thức đáng tin cậy là phương pháp khoa học. Các thư viện lớn ngày nay có thể có hàng triệu đầu sách tri thức (ngoài các tác phẩm hư cấu). Gần đây, công nghệ âm thanh và video được dùng để ghi lại kiến thức đã trở nên phổ biến hơn.
Song, để sử dụng những công nghệ này, người dùng vẫn cần thiết bị phát và điện. Việc giảng dạy bằng lời nói và truyền đạt kiến thức chỉ giới hạn ở những người có thể tiếp xúc với người truyền tải. Hoặc, người truyền tải thông tin cần diễn giải bằng văn bản.
Viết vẫn là hình thức sẵn có và phổ biến nhất trong tất cả các kiểu ghi chép và lưu truyền tri thức. Phương pháp này không gây nhiều khó khăn cho người tiếp thu. Bởi, viết có thể là công cụ truyền kiến thức cơ bản của nhân loại, được sử dụng qua các thời đại và cho tất cả nền văn hóa cũng như ngôn ngữ trên thế giới.
Kiến thức trong tôn giáo khác ở chỗ, nó phụ thuộc vào đức tin, niềm tin và thẩm quyền của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Thay vào đó, kiến thức trong tôn giáo không dựa trên bằng chứng của một loại khoa học hoặc pháp lý. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc liệu các tuyên bố tôn giáo có nên được coi là kiến thức hay không.
Trong nhiều cách diễn đạt của Cơ đốc giáo, chẳng hạn như Công giáo và Anh giáo, kiến thức là một trong bảy món quà của Chúa Thánh Thần. Trong Vườn Địa Đàng, kiến thức chính là yếu tố khiến con người trở nên tham lam và bội bạc.
Những nguồn tri thức “vô tận”
Kiến thức được coi là chất keo kết dính các thông tin cũng như việc học tập với nhau. Khi có kiến thức trước về một chủ đề, chúng ta sẽ hiểu về nó tốt hơn. Tri thức đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của học sinh, đặc biệt là trong trường học. Nếu không có kiến thức liên quan, người học sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu văn bản. Các chuyên gia cho biết, có bốn loại kiến thức nền tảng cần được truyền đạt cho học sinh ngay từ khi còn nhỏ.
1. Kiến thức chung
Kiến thức chung giúp trẻ em phát triển khả năng hiểu biết về những gì đang xảy ra trên thế giới. Ưu điểm chính của loại này là có thể được liên hệ kiến thức nền với từng ngữ cảnh. Đây là điều cần thiết để hiểu một ngôn ngữ bình thường.
Ý nghĩa của một từ trong tâm trí phụ thuộc vào kiến thức và nền tảng của người đọc. Đọc là một nguồn kiến thức tốt. Bởi, đọc không chỉ làm giúp trẻ hiểu nhiều hơn về ý nghĩa các từ, mà còn giúp các em cảm thấy phần đọc hiểu dễ dàng hơn.
2. Kiến thức từ vựng
Như đã nêu, đọc là nguồn kiến thức tốt nhất. Đọc cũng là chìa khóa để phát triển kỹ năng từ vựng của học sinh. Càng đọc nhiều, trẻ càng học được nhiều từ khác nhau và cách sử dụng chúng. Điều cần thiết là trẻ phải hiểu tầm quan trọng của kiến thức trong giáo dục. Kiến thức nền tảng cho phép người đọc có nhiều lựa chọn hơn khi sử dụng ngôn từ.
3. Kiến thức dựa trên khái niệm
Kiến thức nền tảng trước đó về một chủ đề cũng có thể được truyền tải bằng cách giúp học sinh hiểu khái niệm. Cung cấp kinh nghiệm thực tế là một nguồn tuyệt vời để trẻ hiểu các khái niệm trong khi đọc. Nói cách khác, dạng kiến thức này đưa học sinh ra khỏi lớp học và mang trẻ đến gần hơn với thế giới bên ngoài. Thảo luận cũng là phương pháp hữu ích trong việc phát triển kiến thức khái niệm của học sinh. Nhờ đó, giúp trẻ nắm bắt được những quan điểm và thông tin khác nhau về thế giới.
4. Kiến thức từ sách
Nhiều cuốn sách hay chứa đựng vô vàn thông tin. Trong đó, những thông tin có ý nghĩa sâu sắc và chứa đựng lượng tri thức “khổng lồ”. Kiến thức cơ bản về bối cảnh địa lý của một địa điểm, lịch sử, các phong trào chính trị, môi trường tôn giáo và văn hóa trên thế giới có thể không được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong trường học. Ngay cả ngôn ngữ được sử dụng trong những cuốn sách này cũng tạo ra sự khác biệt rất lớn trong việc hiểu văn bản.
Vì vậy, theo các chuyên gia, cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tri thức cho con. Bởi, thực tế, việc giáo dục trẻ thường được bắt đầu từ nhà. Trong khi đó, phụ huynh là những thầy cô đầu tiên của các con. Sau cha mẹ, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của một đứa trẻ. Điều cần thiết là giáo viên phải hiểu, đánh giá và phân tích những gì học sinh đã biết về một chủ đề.
Có thể nói rằng, tri thức học sinh đã nắm bắt được là một trong những điểm mạnh nhất cho thấy, trẻ sẽ tiếp thu tốt thông tin mới liên quan đến nội dung đó tốt hơn. Giáo viên có thể thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động khác nhau. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn về những kiến thức đã tiếp thu. Đồng thời, tạo ra sự tò mò trong trẻ để tìm hiểu và kết nối với chủ đề.
Với kiến thức nền tảng, việc học của trẻ có thể trở nên dễ dàng hơn, thay vì chỉ phụ thuộc vào sách giáo khoa.