Người bị gút có nên ăn thịt gà?

Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 08:00, 25/04/2022

Bệnh nhân mắc gút nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

Bệnh gút rất phổ biến hiện nay, thường gặp nhiều ở nam giới. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh điều trị kịp thời và đầy đủ với thuốc  thì chế độ dinh dưỡng cũng cũng là vấn đề quan trọng góp phần đẩy lùi bệnh lý này.

Bệnh gút (gout hay thống phong) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric, dẫn đến lắng đọng các tinh thể monosodium ở tổ chức (bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp, ống thận và nhu mô thận), thường khởi phát ở nam giới tuổi từ 40 – 60 và ở nữ giới sau mãn kinh.

Tần suất xuất hiện của bệnh gút tăng đáng kể theo tuổi và tương quan với sự gia tăng của nồng độ acid uric huyết thanh. Bệnh thường ảnh hưởng đến bàn chân, đặc biệt là ngón chân cái.

Người bị gút có nên ăn thịt gà? - 1

Bệnh nhân mắc gút nên ăn gì?

  • Trái cây chứa nhiều vitamin như dâu, táo... rất tốt với người bị bệnh gút. Chúng giúp làm giảm triệu chứng viêm và nồng độ acid uric máu. Vitamin C giúp giảm acid uric rất tốt, tác dụng kháng viêm, chống quá trình oxy hóa trong cơ thể xảy ra. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như bông cải (súp lơ), ớt chuông, ổi... Lưu ý là không nên dùng quá nhiều vì gây ra quá trình oxalate niệu (yếu tố hình thành sỏi thận và giảm đào thải acid uric), buồn nôn, ợ chua, ợ nóng....
  • Thịt trắng: Các loại thịt trắng nên dùng là cá sông, gà... dù cung cấp nhiều protein cho cơ thể nhưng lại chứa ít purin hơn là thịt đỏ. Vì vậy, sử dụng nguồn đạm đến từ cá sông và gà sẽ giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh gút.
  • Dầu thực vật và dầu ô liu. Đây là 2 nguồn cung cấp chất béo rất tốt cho cơ thể, giúp chống viêm và sưng, góp phần giảm lượng acid uric. Có thể dùng các loại dầu này trong chế biến món salad để thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất.
  • Trứng là thực phẩm chứa purin ít, đồng thời lại bổ sung calci cho cơ thể nên rất tốt để cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà không gây tăng acid uric máu.
  • Cà phê được chứng minh là có thể làm giảm tỷ lệ mắc gút. Trong cà phê có nhiều khoáng chất và polyphenol có thể giảm sự tạo thành acid uric.
  • Trà xanh là thức uống giải nhiệt tác dụng lợi tiểu, giúp nhanh chóng tạo ra nhiều nước tiểu và tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
  • Nước là thức uống cực kỳ quan trọng đối với việc đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, vì vậy mỗi ngày nên duy trì uống 2 – 2.5 lít nước.
  • Ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, gạo lứt... là nguồn cung cấp chất xơ dồi và giúp giảm triệu chứng sưng và viêm khớp.

BS Đặng Xuân Thắng