Biếng ăn ở trẻ em không đáng sợ, đáng sợ là mẹ chưa biết cách chữa

Gia đình - Ngày đăng : 13:00, 22/04/2022

Đối với các mẹ bỉm, con biếng ăn không chỉ là một căn bệnh mà còn khiến mẹ day dứt, trăn trở, lo lắng cho tương lai phát triển của con. Vì quá lo lắng nên đôi khi mẹ không đủ tỉnh táo để chọn được phương pháp đúng, khiến bệnh của con trở nên dai dẳng. Nhưng câu chuyện của mẹ bé Jayna giúp con vượt qua biếng ăn, chắc chắn các mẹ bỉm sẽ thêm lạc quan trên hành trình này.‏

Cùng con vượt qua những ngày biếng ăn‏

‏Bé Jayna 5 tháng tuổi, cái tuổi rất cần hấp thụ dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Nhưng Jayna lại biếng ăn, sợ ăn và hoảng loạn mỗi khi được mẹ cho ăn. Nguyên nhân chính là bị mẹ ép ăn, bé có triệu chứng bụng sôi khi bú tuy không bị ói, cũng đi ăn kém nên được bác sĩ kê thuốc chống trào ngược. Bé dùng sữa có bột gạo pha sẵn theo chỉ định của bác sĩ dành cho bé trào ngược. Bé chỉ bú ngủ trước khi tham gia nhóm BATLOTE. Khi hiểu ra vấn đề, mẹ bé Jayna đã đổi “chiến lược”, đó là để con ăn theo nhu cầu, áp dụng kỷ luật khi bé bú nhả nhớt hoặc không tập trung để giúp con quen dần với việc không ăn con sẽ có cảm giác đói. Những ngày đầu tiên bé rất hờ hững với bữa ăn, do ăn kém nên đói và hay quấy khóc. Đến ngày thứ 4, mẹ xót bé và bắt đầu nản chí, không muốn tuân thủ đúng theo phương pháp là rút bình mà ngược lại muốn mời con thêm nhiều lần để vớt vát. Tuy nhiên sau khi được hướng dẫn và động viên, mẹ đã cố gắng giãn cữ 3.5h, bé uống được 70-130ml/cữ. Khi thử giãn ra 4h, bé bắt đầu cải thiện được khoảng 80-130ml/cữ.‏

‏ ‏‏Nhờ cách này, bé đã bớt quấy khóc và đã cải thiện sức ăn hơn. Chưa dừng lại, mẹ bé Jayna vẫn tiếp tục rèn bú cho bé thông qua việc điều chỉnh môi bé để ngậm khớp tốt hơn. Ban đầu, mẹ Jayna nhận ra mình cầm bình chưa chắc tay và đặt sai tư thế nên miệng con không thuận, quên kéo môi con nên môi bị quặp. Đặc biệt, thông qua các phản ứng của con, mẹ biết khi nào con muốn từ chối ăn hoặc muốn ăn tiếp để cho con bú. Sau khoảng 7 ngày lượng sữa bé bú ít, mẹ bé Jayna đã quen với phản ứng của bé, giúp bé ăn theo cữ phù hợp, ổn định và tăng dần sức ăn trong tuần kế tiếp.‏

‏Theo mẹ bé Jayna, ngày đầu tiên đến tận ngày thứ 7 bé chỉ bú được khoảng 280ml sữa nhưng sang tuần kế tiếp sữa đã tăng lên đến 780ml. Quan trọng hơn là con không còn quấy khóc, lúc nào cũng háo hức khi được bú nên mẹ cũng bớt căng thẳng stress.‏

‏Mặc dù vậy, mẹ bé Jayna cho biết, trong quá trình rèn bú cho bé, mẹ vẫn gặp nhiều khó khăn. Những ngày đầu bé vẫn quấy khóc, phản ứng khi ăn nên phải cho ăn nhịp chậm lại. Khi bé khóc, mẹ thường sẽ chậm tay khi rút bình hoặc muốn phá lệ mời thử thêm lần nữa. Thông thường, các mẹ sẽ dí bình khi con từ chối hoặc mời thêm dù con không ăn hoặc ăn ít. Nhưng nếu vượt qua được giai đoạn này, để ý phản ứng của con, mẹ sẽ giúp con ăn ngoan và chấm dứt biếng ăn. ‏

Phương pháp được hàng ngàn mẹ bỉm áp dụng‏

‏Phương pháp chữa biếng ăn được mẹ bé Jayna áp dụng chính là phương pháp Không ép, chữa biếng ăn tâm lý ở trẻ em được Dược sĩ Vũ Quỳnh Anh phổ biến trong cộng đồng Biếng Ăn Tâm lý ở trẻ em.‏

‏Điểm cốt lõi của phương pháp này chính là Không ép, tôn trọng nhu cầu ăn uống của trẻ. Vì vậy, dù tên gọi là rèn con ăn ngoan nhưng thực tế là rèn mẹ để mẹ biết cách cho con ăn đúng đắn, cách đọc tín hiệu của con và tôn trọng con. Ép con ăn thật nhiều, liên tục chính là cách thể hiện sự bất lực của mẹ khi không thể chữa biếng ăn cho con, vô tình khiến con càng sợ ăn, biếng ăn và suy dinh dưỡng. Đây là cách nhiều mẹ vẫn đang áp dụng nhưng chỉ mang lại hậu quả, khiến sức khỏe của bé giảm sút hơn.‏

‏Chỉ khi mẹ biết quan sát và cho con ăn khi đói, tôn trọng quyết định của con và ngưng bữa khi con từ chối, con mới biết đói và biết yêu quý bữa ăn mẹ cho. Như vậy, mỗi bữa cơm vừa nhẹ nhàng cho mẹ, ngon miệng với con và hơn tất cả, đó là mẹ sẽ không bị những chuyên gia dinh dưỡng “dởm” lừa trục lợi, gây nguy hiểm cho sức khỏe của con. ‏

‏Hiện tại, phương pháp này đã được nhiều mẹ bỉm áp dụng và thành công. Do đó, người phát triển phương pháp này, chị Vũ Quỳnh Anh dự định sẽ xuất bản một cuốn sách tổng hợp các kiến thức chị đã chia sẻ, để mọi bà mẹ đều có thể tiếp cận. Theo đó, nội dung cuốn sách bao gồm 2 phần là chữa biếng bú và chữa biếng ăn cũng như các khái niệm mà chị từng giải thích trong cộng đồng BATLOTE. ‏

Bé Lucas - con của chị Quỳnh Anh, cũng biếng ăn nặng và được mẹ rèn thành công ‏

‏Phương pháp ‏‏Không ép, chữa biếng ăn tâm lý ở trẻ em‏‏ chính là “cứu cánh” mà nhiều mẹ bỉm đang tìm kiếm. Vì vậy, nếu là một mẹ bỉm đang hoang mang vì con biếng ăn, hãy gia nhập cộng đồng BATLOTE để hiểu thêm về dinh dưỡng trẻ em và cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé!‏

Biếng Ăn Tâm Lý Ở Trẻ Em (Anh Quynh)‏

‏Group: https://www.facebook.com/groups/biengantamlyotre/?ref=share‏

T/H