Dự án siêu đô thị bỏ hoang; các đại gia "nợ" trăm nghìn tỷ đồng trái phiếu

Kinh doanh - Ngày đăng : 11:15, 17/04/2022

Cận cảnh "siêu" đô thị hiện đại "nằm trên giấy" của Tân Hoàng Minh; các đại gia bất động sản "nợ" 189.000 tỷ đồng trái phiếu, áp lực trả lớn... là những thông tin bất động sản nổi bật tuần qua.

Các đại gia bất động sản "nợ" 189.000 tỷ đồng trái phiếu, áp lực trả lớn

Tổ chức đánh giá xếp hạng FiinGroup đã có báo cáo đến các đối tượng trên thị trường vốn Việt Nam.

Cụ thể theo đơn vị này, sức khỏe tài chính các công ty bất động sản về tổng thể vẫn ở mức tương đối an toàn. Ngoại trừ các công ty dự án được lập ra nhằm mục đích huy động vốn trái phiếu hoặc vay vốn tín dụng ngân hàng, ngành bất động sản nói chung và phân khúc bất động sản dân cư nói riêng vẫn cơ bản có mức độ đòn bẩy tài chính ở mức thấp tương đối so với giai đoạn năm trước.

Dự án siêu đô thị bỏ hoang; các đại gia nợ trăm nghìn tỷ đồng trái phiếu - 1

Lãi suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản cao (Ảnh: Mạnh Quân).

Tuy nhiên điểm đáng lưu ý, theo đơn vị đánh giá xếp hạng trên, là tình hình sức khỏe tài chính được ghi nhận trong bối cảnh tổng số lượng căn hộ bán được tại thị trường khu vực Hà Nội và TPHCM đã giảm chỉ còn chỉ còn chưa đến một nửa từ mức 29.000 căn/năm trong hai năm diễn ra Covid-19, so với mức 66.000 căn/năm trong giai đoạn năm trước đó từ 2015-2019.

Vấn đề quan trọng khác là áp lực trả nợ trái phiếu đến hạn trong 2-3 năm tới đây. Quy mô dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của ngành bất động sản khoảng 189.000 tỷ đồng vào cuối năm 2021 và số liệu của FiinGroup chỉ ra rằng 73% giá trị này sẽ có điểm rơi đáo hạn vào 3 năm tới đây (2022 - 2024).

Cận cảnh "siêu" đô thị hiện đại "nằm trên giấy" của Tân Hoàng Minh

Phá bỏ giới hạn xây dựng căn hộ đế vương, từ năm 2017, Tân Hoàng Minh đã giới thiệu xây dựng một

Khu đất ký hiệu C9 - CN3 có quy mô khoảng 19,4 ha để xây dựng Khu đô thị Tân Hoàng Mai (Tân Hoàng Minh Hoàng Mai) của Tân Hoàng Minh thuộc các phường Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở tại quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Sở hữu vị trí đắc địa bậc nhất quận Hoàng Mai và từ năm 2017, Tân Hoàng Minh đã giới thiệu rầm rộ về dự án Khu đô thị Tân Hoàng Mai với dự định phát triển thành một khu đô thị cao cấp khép kín đầy đủ tất cả dịch vụ, thương mại, giải trí và nhà ở cao cấp sang trọng theo phong cách cổ điển... Tuy nhiên, hiện tại khu đất này vẫn chỉ là ao nước, là nơi trồng cấy rau màu.

Hiện tại, tuyến đường BT được giao cho Tân Hoàng Minh chưa được thực hiện. Khu đô thị Tân Hoàng Mai hoành tráng cũng mới chỉ "nằm trên giấy".

Động thái bất ngờ của nhà đầu tư sau khi buôn đất ở quê lãi bạc tỷ

Anh N.V.N. cho biết, sau thời gian ngắn "săn" tìm, anh mua một mảnh đất rộng gần 1.000 m2 nằm trong khu dân cư thuộc xã Giao Phong (huyện Giao Thủy, Nam Định) với giá 2,2 tỷ đồng. Mảnh đất này có 300 m2 đất nhà ở lâu dài còn lại là đất trồng cây lâu năm.

"Trừ hết chi phí đi, sau hơn 4 tháng, từ mua bán mảnh đất trên, tôi đã lãi được khoảng 1 tỷ đồng. Đây đúng là số tiền tôi không nghĩ sẽ kiếm được trong đợt dịch vừa qua", anh N. chia sẻ.

Dự án siêu đô thị bỏ hoang; các đại gia nợ trăm nghìn tỷ đồng trái phiếu - 2

Đất ở nông thôn liên tục tăng giá trong thời gian vừa qua (Ảnh: Hà Phong).

anh N. thẳng thắn cho rằng sẽ không liều lao theo đầu tư đất ở quê nữa. Vì theo anh, giá đất nông thôn thời điểm này đã quá cao so với giá trị thực. Bên cạnh đó, việc mua bán cũng chỉ là nhà đầu tư, về dài hạn việc mua bán khó thanh khoản hơn do không có nhiều nhu cầu thực.

"Giá đất đã đồng loạt tăng theo nhu cầu đầu cơ. Đây là nhu cầu không bền vững như nhu cầu thực. Tôi dự đoán, nhu cầu đầu cơ đất đai sẽ giảm khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn, giá đất lúc đó cũng sẽ không tăng, cá biệt sẽ có nơi giảm… nếu nhà đầu tư phải vay tiền ngân hàng", anh N. phân tích.

Bộ Xây dựng: Tài trợ lập quy hoạch là tự nguyện, không điều kiện, lợi ích

Bộ Xây dựng đã có văn bản . Theo đó, Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các quy định về tài trợ kinh phí để lập quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng theo đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, theo Bộ Xây dựng, việc triển khai lập đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng được các tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về trách nhiệm, thẩm quyền và trình tự, thủ tục tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị.

"UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm đảm bảo việc tài trợ kinh phí lập quy hoạch là tự nguyện, không điều kiện, không vì lợi ích của nhà tài trợ làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội cũng như tính minh bạch trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và không gắn với việc lựa chọn nhà đầu tư", Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Bộ Xây dựng lưu ý gì với Hà Nội về dự án trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ?

Bộ Xây dựng đã có công văn 1243/BXD-HĐXD gửi UBND TP Hà Nội hướng dẫn về thủ tục đầu tư trên ô đất D30 khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Dự án siêu đô thị bỏ hoang; các đại gia nợ trăm nghìn tỷ đồng trái phiếu - 3

Phác họa khu phức hợp Đại sứ quán mới của Mỹ tại Hà Nội (Ảnh: ĐSQ Mỹ).

Theo đó, Bộ đề nghị UBND TP Hà Nội cần làm rõ dự án có tính đặc thù không, cụ thể cần xác định công trình Đại sứ quán Mỹ có phải thuộc loại công trình bí mật Nhà nước hay không.

Đồng thời, UBND TP Hà Nội cần nghiên cứu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với Luật Xây dựng hay không. Trường hợp công trình không thuộc loại công trình bí mật Nhà nước, không có các điều ước quốc tế khác với Luật Xây dựng thì thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng, Bộ Xây dựng lưu ý.

Theo Bộ Xây dựng, để có đủ cơ sở xác định công trình bí mật Nhà nước, đề nghị UBND TP Hà Nội liên hệ với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 để được hướng dẫn cụ thể.

Nguyễn Khánh