GS.TS Phạm Tất Dong: 'Học không đi với hành chỉ như tri thức một nửa'

Xã hội - Ngày đăng : 14:21, 14/04/2022

GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, một chương trình giáo dục quá nặng nề về lý thuyết sẽ khiến học sinh phổ thông ra trường “sợ” làm trong cuộc sống.

Theo GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam, cho đến nay cả thế giới và Việt Nam, bằng THPT chỉ là chứng chỉ để đi vào đời chứ chưa phải đi vào nghề. Khi người trẻ đi xin việc, các doanh nghiệp sẽ đòi hỏi một trình độ nhận thức và làm việc cao hơn do đó cần một học vấn, cấp học cao hơn. Phải chăng vì vậy mà việc đào tạo kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ngay từ cấp 3 thường không được nhiều trường chú trọng.

GS.TS Phạm Tất Dong: 'Học không đi với hành chỉ như tri thức một nửa' - 1

GS. TS Phạm Tất Dong - nhà giáo, nhà khoa học và hoạt động xã hội xuất sắc với gần 70 năm kinh nghiệm công tác, tham gia quản lý liên quan đến ngành giáo dục.

Thực tế, có rất nhiều học sinh học giỏi, đi thi quốc tế, tốt nghiệp trường chuyên nhưng khi đi vào lao động cụ thể thì lại không giỏi. Chuyên gia chỉ ra 2 vấn đề lớn của các trường phổ thông trung học hiện nay, thứ nhất là chương trình đào tạo và cuộc sống thực tế chưa gắn liền với nhau, thứ hai là giữa học và hành không gắn được với nhau.

Một chương trình giáo dục quá nặng nề về lý thuyết sẽ khiến học sinh phổ thông ra trường “sợ” làm trong cuộc sống. “Chúng ta học lý thuyết nhiều quá, có kiến thức nhưng chưa có kỹ năng, chính là chưa có hành. Từ xưa đến nay, học phải đi đôi với hành, học mà không có hành thì chỉ như tri thức một nửa”, GS.TS Phạm Tất Dong chia sẻ.

Ông cho rằng, sai lầm cơ bản khi đào tạo học sinh ở cấp THPT là không gắn với lao động. Từ lớp 10 cho đến lớp 12, dù trên lớp hay ở nhà các em ít khi được làm trực tiếp vào những công việc lao động của xã hội hay những việc liên quan đến ngành nghề tương lai. Quá trình lao động không chỉ giúp học sinh hình thành năng lực quản lý thời gian, tài chính mà còn giúp các em sớm nhận thức được giá trị của mình và có trách nhiệm hơn trong cuộc sống.

CEO High School làm một nhiệm vụ - mục tiêu kép

Định hướng nghề nghiệp sớm từ giáo dục trung học phổ thông sẽ tạo ra sự cân bằng giữa kiến thức và kỹ năng, thể chất và tinh thần của học sinh. Nói về trường THPT Phạm Ngũ Lão vận hành bởi CEO High School, ngôi trường cấp 3 hiếm hoi có định hướng doanh nhân và lộ trình đào tạo riêng cho học sinh, GS.TS Phạm Tất Dong nhấn mạnh đây là môi trường học tập cần được mở rộng.

Ông cho rằng:"CEO High School đang làm một nhiệm vụ - mục tiêu kép, tạo môi trường học tập phổ thông gắn liền với những vấn đề lao động, giúp học sinh tốt nghiệp ra trường có mục tiêu và định hướng đi vào các doanh nghiệp, làm kinh doanh”.

Hiện nay, nền giáo dục của nước ta đang từng bước chuẩn bị nguồn nhân lực tương lai, tạo ra một thế hệ mới mà tinh thần khởi nghiệp là rất quan trọng. Tại Việt Nam, những chương trình khởi nghiệp, đào tạo định hướng doanh nhân ở cấp THPT thường rất ít, thậm chí ở cấp Đại học cũng không có nhiều. Chính vì vậy, GS.TS Phạm Tất Dong rất hoan nghênh cách làm mới của trường THPT Phạm Ngũ Lão.

Trong lộ trình đào tạo của nhà trường, ngoài kiến thức THPT, các em còn được học kiến thức về kinh doanh, tài chính, kỹ năng sống..., đặc biệt là những hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp, khởi nghiệp. Sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp tạo ra một mô hình giáo dục mới với những cách làm khác biệt, trường học sẽ tận dụng được những giá trị do doanh nghiệp tạo ra, góp phần kiến tạo thế hệ tương lai.

Định hướng doanh nhân tương lai: Đào tạo gắn liền với thực tiễn

Một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng mà trường THPT Phạm Ngũ Lão vận hành bởi CEO High School hướng tới là phát triển học sinh theo định hướng trở thành Doanh nhân trong tương lai. Ngay từ lớp 10 các em đã được xác định lộ trình học tập, rèn luyện theo mục tiêu cá nhân của mình thông qua chương trình “Xây dựng bản đồ cuộc đời”.

Trong suốt 3 năm học, học sinh sẽ tham gia các buổi ngoại khóa cùng doanh nhân, được trực tiếp trải nghiệm môi trường doanh nghiệp thực chiến. Các em sẽ được tiếp xúc tư tưởng kinh doanh từ sớm, bồi dưỡng, rèn luyện và tích lũy những tố chất cần thiết của một nhà lãnh đạo, cách giải quyết vấn đề, tháo gỡ khó khăn của một Doanh nhân trong tương lai.

GS.TS Phạm Tất Dong: 'Học không đi với hành chỉ như tri thức một nửa' - 2

Học sinh được định hướng nghề kinh doanh cùng doanh nhân.

Đào tạo kiến thức nghề gắn liền với trải nghiệm thực tiễn là vô cùng quan trọng, học sinh sẽ phát huy mọi năng lực của bản thân và có đủ năng lực để nối nghiệp kinh doanh của gia đình.

Theo phân tích của GS.TS Phạm Tất Dong, việc định hướng nghề sớm và đi sâu vào lĩnh vực phát triển nghề nghiệp cụ thể sẽ giúp quá trình đào tạo phát huy được hiệu quả tốt nhất. Những chương trình đào tạo đặc biệt này, không chỉ mang đến cho học sinh nhiều kiến thức về kinh doanh mà còn giúp các em nuôi dưỡng đam mê trên con đường trở thành doanh nhân tương lai.

Định hướng đào tạo khác biệt của trường THPT Phạm Ngũ Lão đang được nhiều bậc PHHS, các chuyên gia ủng hộ, đánh giá rất cao bởi những hiệu quả tích cực mà nhà trường đã tạo ra thông qua môi trường đào tạo của mình.

Quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo TẠI ĐÂY

Thông tin liên hệ:

Trường THPT Phạm Ngũ Lão vận hành bởi CEO High School

▪️ Địa chỉ: số 2A đường Nam Hồng, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội.

▪️ Email: info@thptphamngulao.edu.vn

▪️ SĐT: 0788 77 66 22

Bảo Anh

Bảo Anh