3 loại thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ: Loại số 2 bé nào cũng thích
Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 07:26, 13/04/2022
Dậy thì sớm ở trẻ là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh quan tâm, lo lắng. Biểu hiện của quá trình dậy thì ở bé gái là vùng ngực phát triển, vùng kín bắt đầu mọc lông; còn với bé trai là tình trạng mộng tinh, tinh hoàn và dương vật mở rộng.
Nếu quá trình dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai, nó được coi là dậy thì sớm.
Tâm lý của trẻ bị dậy thì sớm thường không ổn định, dễ cáu gắt hoặc trầm cảm, có nhu cầu tình dục sớm theo bản năng nhưng do chưa đủ tuổi nhận thức nên dễ mắc sai lầm hoặc bị kẻ xấu lợi dụng. Về mặt cơ thể, trẻ bị dậy thì sớm thường có chiều cao trung bình thấp hơn từ 5-8cm so với trẻ dậy thì đúng tuổi.
Hiện tại, các chuyên gia y tế đều cho rằng có 2 nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ: Một là do yếu tố di truyền hoặc biến đổi gen, hai là do chế độ dinh dưỡng. Nếu gen hoặc yếu tố di truyền là điều chúng ta không thể tác động, thì chế độ dinh dưỡng hoàn toàn ngược lại.
Để hạn chế tình trạng trẻ bị dậy thì sớm, bố mẹ cần hạn chế cho con ăn những loại thực phẩm dưới đây.
3 loại thực phẩm là thủ phạm gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ
1. Thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ
Trẻ con thích các món chiên, rán ngập dầu vì chúng có hương vị thơm ngon, hình thức bắt mắt. Các món ăn như gà rán, khoai tây chiên… khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ thay đổi chất, trẻ ăn vào cơ thể sẽ mang theo và dung nạp các chất béo dư thừa, gây rối loạn nội tiết, dẫn đến dậy thì sớm.
Nếu ăn những món này quá thường xuyên, dầu ăn được tái sử dụng trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao tạo ra oxy hóa. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ "phổng phao" trên mức cần thiết.
2. Đồ uống có ga
Nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng trẻ em tại Đức cho thấy nước ngọt có ga là thực phẩm hàng đầu gây dậy thì sớm cho trẻ bởi chúng chứa nhiều đường. Trẻ em uống nhiều nước ngọt sẽ dễ tích mỡ, yếu cơ bắp, tăng cân nhanh. Trong khi đó nghiên cứu cho thấy những bé gái thừa cân, béo phì có nhiều khả năng dậy thì sớm hơn những bé nhẹ cân, biếng ăn.
Ngoài ra, nước ngọt có ga còn có chứa nhiều glycemic - một chất thường làm tăng mức insulin và tăng khả năng tiết các hormone sinh dục khiến thiếu nữ dậy thì sớm hơn.
3. Mật ong
Mật ong rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với trẻ nhỏ thì chưa chắc. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nên hạn chế dùng mật ong để chế biến đồ ăn, thức uống cho trẻ vì mật ong chứa rất nhiều Estrogen - Một chất đóng vai trò phát triển giới tính và cơ quan sinh dục của con gái.
Mật ong giúp con gái có giọng nói thanh hơn, vai nhỏ và hỗ trợ quá trình phát triển của đôi gò bồng đào. Tuy nhiên, những điểm cộng này chỉ thực sự hữu ích từ tuổi dậy thì trở về sau.
Cha mẹ nếu cho con gái uống quá nhiều mật ong, uống hàng ngày và uống liên tục bé sẽ dậy thì sớm, có khi mới 4-5 tuổi ngực đã phát triển như người lớn.
Ngoài 3 loại thực phẩm trên, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và đối tượng chống chỉ định khi chọn mua sữa hoặc thực phẩm cho con. Có nhiều loại bơ, sữa hiện nay chỉ dành cho bé từ 6 hoặc 9 tuổi trở lên. Bố mẹ không để ý, cho con dùng những thực phẩm không đúng độ tuổi chỉ định, như vậy chính là đang gián tiếp hại con.
Nên làm sao nếu phát hiện con có biểu hiện dậy thì sớm?
Khi nhận thấy con có dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa, đầu tiên, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh và nói chuyện nhẹ nhàng, cởi mở với con để con không có mặc cảm tự ti vì cảm thấy mình khác thường so với các bạn.
Sau đó, bạn cần đưa con tới Bệnh viện Nhi hoặc Bệnh viện Dinh dưỡng để thăm khám và được chẩn đoán cũng như tìm ra biện pháp điều trị kịp thời.
Thông thường, để chẩn đoán trẻ có thực sự bị dậy thì sớm hay không, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định các bệnh lý tiềm ẩn:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu để phát hiện hàm lượng hormon bất thường
- Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm giúp phát hiện các khối u nếu có
- Chụp XQuang cổ tay để xác định tốc độ trưởng thành của xương. Nếu xương già nhanh so với tuổi thực thì nhiều nguy cơ trẻ không thể đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành.