Lộ giá đất vàng 61 Trần Phú; 2 công ty mua đất Thủ Thiêm xin "trả góp"
Kinh doanh - Ngày đăng : 10:16, 10/04/2022
"Đất vàng" số 61 Trần Phú tại Hà Nội có giá bao nhiêu?
Công trình đa chức năng Postef sẽ thay thế dãy nhà xưởng Pháp cổ ở số 61 Trần Phú, Ba Đình đang tạm dừng thi công theo yêu cầu từ phía lãnh đạo TP Hà Nội. Hiện có nhiều ý kiến trái chiều liên quan tới việc tháo dỡ công trình để xây cao ốc gần quảng trường Ba Đình.
Chủ đầu tư dự án này là Công ty CP Thiết bị Bưu điện - Postef (mã chứng khoán: POT). Công ty này có vốn điều lệ là hơn 194 tỷ đồng. Trụ sở chính công ty được đặt ở số 61 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
Theo Hợp đồng hợp tác đầu tư số 40/2011/HĐHTĐT/POT-LVH-HL, Công ty CP Thiết bị Bưu điện (Postef) và Liên danh giữa Công ty CP Liên Việt Holdings và Công ty CP Him Lam hợp tác đầu tư xây dựng và khai thác kinh doanh dự án đầu tư xây dựng công trình Postef tại 61 Trần Phú. Các bên thống nhất đứng tên chủ đầu tư là Postef.
Vốn góp của các bên trong dự án là 1.039,2 tỷ đồng và tổng mức đầu tư dự án là 1.574,5 tỷ đồng. Theo đó, Postef thực hiện góp vốn bằng lợi thế quyền sử dụng khu đất tương ứng là 530 tỷ đồng (chiếm 51% giá trị vốn góp). Bên liên danh góp vốn bằng tiền là 509 tỷ đồng (chiếm 49% tổng giá trị vốn góp).
Phát hiện nhiều vi phạm về quy hoạch tại loạt dự án ở Bắc Ninh
Theo nguồn tin của Dân trí, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn mới đây đã ký ban hành các lĩnh vực quy hoạch, thực hiện quy hoạch, hoạt động đầu tư xây dựng, hoạt động kinh doanh bất động sản giai đoạn 2016-2020.
Qua kiểm tra xác minh, cơ quan thanh tra của Bộ Xây dựng đã phát hiện nhiều vi phạm về công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị; tổ chức thực hiện quy hoạch, năng lực tổ chức, cá nhân thực hiện lập đồ án quy hoạch…
Cụ thể tại đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Yên Phong II, tỷ lệ 1/5000, quy mô 655 ha, cơ quan thanh tra đã chỉ ra nhiều vi phạm. Trong đó, nội dung thuyết minh đồ án quy hoạch chung không phân tích, đánh giá hiện trạng ô đất nhà máy, kho tàng có trong bản đồ quy hoạch chung. Quy hoạch cũng không ghi cụ thể diện tích ô đất nhà máy, kho tàng hiện trạng trong ô đất CN10 và CN15 thuộc phân khu C của Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất…
Loạt quy định mới siết công trình sai phép, nhốn nháo trong bất động sản
Ngày 8/4, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị về thực hiện Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.
Một trong nhóm nội dung khác được quan tâm
Cùng với Chỉ thị 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về tăng cường quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư, các quy định của Nghị định 16 được áp dụng và bước đầu đã có một số kết quả khi xử phạt ở mức cao, theo thông tin từ phía Thanh tra Bộ Xây dựng.
Cụ thể, tại Điểm a, Khoản 3 Điều 58 Nghị định 16 quy định rõ: Phạt tiền đến 600 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh bất động sản mà bất động sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định. Điểm đ khoản 4 điều 58 quy định phạt tiền đến 1 tỷ đồng đối với hành vi "huy động vốn không đúng quy định" và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả "buộc trả phần vốn đã huy động không đúng quy định".
Nghị định 16 cũng quy định các chế tài xử lý "mạnh tay" hơn đối với một số hành vi như đầu cơ, gây nhiễu loạn thông tin, không rõ về đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà chung cư thuộc các dự án nhà ở xã hội và hoạt động kinh doanh bất động sản.
Từ vụ Tân Hoàng Minh: Nhiều người tham sẽ rụt tay lại, thị trường khá hơn
Tối 5/4, dư luận lại một phen xôn xao trước thông tin ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh - bị tạm giam về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Nhiều câu hỏi đặt ra là liệu
Trước hết, phải thấy khó tránh khỏi những ý kiến cho rằng xử lý như vậy là mạnh tay, nhưng thực sự trong bối cảnh hiện nay, không còn lựa chọn nào khác, buộc phải làm như vậy để thị trường lành mạnh, bền vững hơn.
Ban đầu, thị trường sẽ có những rung lắc nhất định. Nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể sẽ "rụt tay" lại, đắn đo việc đầu tư. Tuy nhiên, về dài hạn, thị trường chắc chắn sẽ tốt hơn. Người ta sẽ đắn đo hơn trong việc mưu tìm lợi nhuận đàng hoàng chứ không cố tình tìm cách lách luật hoặc ngang nhiên "bẻ chữ" trong luật để tư lợi.
Nền kinh tế muốn phát triển bền vững, rất cần những nhà đầu tư nghiêm túc, không phải những người lợi dụng kẽ hở pháp luật, dùng thủ thuật này hay thủ thuật khác để trục lợi. Nhiều doanh nhân dùng mọi thủ đoạn để làm giàu, họ không nghĩ đến lợi ích chung của đất nước mà chỉ muốn thu lợi cá nhân.
Công ty mua đất Thủ Thiêm nói "bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mạng xã hội"
Phó cục trưởng Cục Thuế TPHCM Nguyễn Thị Bích Hạnh chiều 7/4 cho biết cơ quan này hôm nay vừa nhận được văn bản xin gia hạn, phân kỳ nộp tiền sử dụng đất đến tháng 9 của Công ty Cổ phần Dream Republic và Công ty Cổ phần Sheen Mega đối với 2 lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo tìm hiểu của Dân trí, hội tụ đầy đủ yếu tố để hình thành các sản phẩm thuộc nhóm "vô tiền khoáng hậu" cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nhiều diễn biến xảy ra ngay sau thời điểm đấu giá đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kế hoạch phát triển dự án của công ty Dream Republic.
Các nguyên nhân được đơn vị này trình bày bao gồm tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với biến chủng Omicron lan rộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng.
"Đặc biệt là sự xuất hiện một cách thiếu kiểm soát của hàng loạt thông tin tiêu cực từ các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí và mạng xã hội ngay sau cuộc đấu giá và sau thời điểm bỏ cọc của một số đơn vị trúng đấu giá", doanh nghiệp này trình bày thêm về những diễn biến ảnh hưởng đến kế hoạch của mình.