Doanh nghiệp chuyển phát nhanh vượt khó bằng chuyển đổi số
Bất động sản - Ngày đăng : 02:34, 06/04/2022
Khi ngày càng nhiều người tiêu dùng thay đổi hành vi mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến, ngành chuyển phát nhanh được đánh giá sẽ có nhiều phát triển tích cực khi bước vào năm 2022. Tuy nhiên, những biến động trong tình hình kinh tế - xã hội cũng đặt các doanh nghiệp trước nhiều thách thức.
Cụ thể, cuối quý I/2022 cũng là lúc sức mua trên thương mại điện tử (TMĐT) bước vào giai đoạn “hạ nhiệt” sau mùa mua sắm Tết và các dịp lễ đầu năm. Các doanh nghiệp trong ngành còn gặp nhiều “bài toán khó” khi chi phí vận hành tăng do ảnh hưởng của tình hình biến động giá nhiên liệu, nguy cơ về đại dịch vẫn chực chờ cũng như yêu cầu giải quyết tình trạng “đứt gãy” dòng di chuyển khi thiếu hụt lao động.
Trước những thách thức trên, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đã xác định chuyển đổi số, đổi mới và sáng tạo là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng thời cơ và tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và đồng hành cùng sự phát triển của ngành, các doanh nghiệp chuyển phát nhanh đang không ngừng đầu tư phát triển hệ thống, nâng cao năng lực vận chuyển.
Chẳng hạn, thương hiệu J&T Express – giao hàng chuyển phát nhanh đang gặt hái nhiều thành công nhờ kiểm soát tốt cả về số lượng lẫn chất lượng trong quá trình giao nhận hàng hóa. Không chỉ sở hữu cơ sở hạ tầng gồm 1.900 bưu cục và điểm nhận hàng trên khắp 63 tỉnh thành, J&T Express còn ứng dụng các công nghệ hiện đại, tự động hóa vào hoạt động vận hành.
Doanh nghiệp này hiện đang đầu tư xây dựng trung tâm trung chuyển thứ 37 dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay. Trung tâm này được ứng dụng các công nghệ hiện đại như hệ thống phân loại thông minh và quy trình xử lý tự động. Nhờ đó, hơn 2 triệu kiện hàng lớn nhỏ các loại mỗi ngày sẽ được xử lý với độ chính xác cao và thời gian nhanh chóng.
Nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, tối ưu hóa quá trình vận hành. Không chỉ vậy, chiến lược này còn đáp ứng tốt định hướng và mục tiêu phát triển của ngành logistics trong tương lai.
Một số doanh nghiệp còn hợp tác với các phần mềm quản lý bán
hàng đa kênh và nền tảng công nghệ như UPOS, Haravan nhằm tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng và đối tác...