Tình hình Nga-Ukraine: 'Không quốc gia nào cung cấp bảo đảm an ninh cho Ukraine'
Đối ngoại - Ngày đăng : 10:09, 04/04/2022
“Chúng tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ của Mỹ. Đây quả thực là một sự hỗ trợ rất quan trọng. Nhưng về mặt an ninh, chúng tôi vẫn chưa nhận được đảm bảo từ bất kỳ ai và chúng tôi phải nhận được”, CBS dẫn lời ông Zelensky nói.
Ông Zelensky nhấn mạnh, Ukraine cần có những đảm bảo pháp lý mạnh mẽ với tất cả các loại vũ khí, nhân tố con người, chính sách trừng phạt và phản ứng phòng ngừa.
“Bây giờ chúng tôi quan tâm đến những đảm bảo thực sự, có tính ràng buộc. Đó có thể là năm quốc gia bảo lãnh. Có lẽ ba quốc gia sẽ hoàn toàn hành động để bảo vệ Ukraine”, ông Zelensky nói thêm.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. (Ảnh: AP) |
Trước đó, ông David Arakhamia, một thành viên của phái đoàn Ukraine tại cuộc hội đàm với Nga, nói rằng Kiev coi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Canada, Italy, Ba Lan và Israel là “ững người bảo đảm cho an ninh của Ukraine”.
Đức nói về gói trừng phạt mới chống Nga
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Robert Habek cho biết, gói biện pháp mới của Liên minh châu Âu (EU) chống Nga có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính và các sản phẩm công nghệ .
Chính trị gia Đức cũng chỉ ra khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt cá nhân. “Gói trừng phạt thứ năm sẽ nhanh chóng được thông qua”, ông Khabek nói.
Theo dự báo của ông Khabek, các biện pháp hạn chế mới sẽ được thông qua trong tuần này. Đồng thời, ông Khabek loại trừ kịch bản cấm vận ngay lập tức đối với việc cung cấp dầu, khí đốt và than từ Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức tuyên bố tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christina Lambrecht cho biết trên kênh truyền hình ARD rằng, Berlin đang tiến hành cung cấp vũ khí “nhất quán và liên tục” cho Ukraine, đồng thời có ý định xem xét mọi yêu cầu từ Kiev.
“Điều quan trọng đối với chúng tôi là cung cấp vũ khí sau khi chúng tôi đưa ra quyết định này, đó không phải là một quyết định dễ dàng... Chúng tôi không nói về nó, bởi vì chúng tôi không muốn những lô hàng này trở thành mục tiêu, Ukraine cũng yêu cầu chúng tôi không làm vậy. Nhưng chúng tôi thực hiện giao hàng nhất quán và liên tục”, chính trị Đức gia nói.
Bộ trưởng Lambrecht nói thêm, Berlin sẽ tiếp tục liên tục xem xét tất cả các yêu cầu từ Kiev. “Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét mọi thứ được yêu cầu: chúng tôi có thể giao nó không, những điều kiện nào được tạo ra để hỗ trợ Ukraine”, bà Lambrecht nói thêm.
Nga phá hủy 386 máy bay không người lái của Ukraine
Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga, cho biết quân đội Nga đã phá hủy 386 máy bay không người lái Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
“Tổng cộng, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, 386 máy bay không người lái, 224 hệ thống tên lửa phòng không, 1.918 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác, 209 bệ phóng tên lửa, 814 khẩu pháo dã chiến và súng cối, cũng như 1.789 xe đặc chủng”, ông Konashenkov nói.
Nga phá hủy 42 cơ sở quân sự Ukraine trong một ngày
Đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov, nói với các phóng viên. “Trong ngày, các hoạt động tác chiến-chiến thuật và hàng không lục quân của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã tấn công 42 cơ sở quân sự của Ukraine”, vị tướng này cho biết.
Ông Konashenkov nói, 3 bệ phóng của hệ thống tên lửa phòng không đã bị phá hủy, bao gồm 1 Buk-M1 và 2 Osa-AKM, một khẩu đội pháo, 2 cơ sở lắp đặt nhiều hệ thống tên lửa phóng, 2 kho vũ khí và đạn dược, cũng như 8 thành trì và khu vực tập trung trang thiết bị quân sự của quân đội Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức hối thúc EU thảo luận về lệnh cấm vận khí đốt Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christina Lambrecht phát biểu trên kênh truyền hình ARD rằng, Liên minh châu Âu nên thảo luận về việc đưa ra lệnh cấm cung cấp khí đốt từ Nga.
“Cần nhiều phản ứng hơn, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt, cần phải thảo luận ở cấp độ EU càng sớm càng tốt về những gì có thể được thực hiện”, Bộ trưởng Lambrecht cho biết.
Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi về việc liệu trường hợp như vậy có đồng nghĩa với việc cấm cung cấp khí đốt hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói “đây là điều cần được thảo luận trong vòng tròn các bộ trưởng của EU lúc này”.
Thanh Bình (lược dịch)