4 bộ phận trên cơ thể to ra, 2 chỗ ngày càng bé đi là dấu hiệu ung thư giai đoạn cuối

Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 18:00, 28/03/2022

Các bác sĩ cảnh báo các triệu chứng của bệnh ung thư thực sự rất phức tạp, một số thay đổi nhỏ trên cơ thể chúng ta có thể liên quan đến ung thư.

Gần đây, dư luận Trung Quốc xôn xao trước câu chuyện của anh Vương (48 tuổi), anh này phát hiện ung thư phổi chỉ sau một dấu hiệu sưng tấy ở ngón tay.

6 tháng trước, anh Vương nhận thấy ngón tay bị sưng tấy, đồng thời thấy ho và sốt nhẹ. Dù uống bao nhiêu thuốc, triệu chứng vẫn không thuyên giảm nên anh đã quyết định đến bệnh viện địa phương thăm khám.

Không ngờ, sau khi tiến hành chụp CT ngực, kết quả cho thấy trong phổi của anh Vương đang có một khối u 4cm, xác nhận là bệnh ung thư phổi. Kết quả khiến anh vô cùng suy sụp, anh cứ nghĩ mình chỉ mắc bệnh viêm khớp, vì sao ngón tay sưng mà lại liên quan đến ung thư phổi?

Trên thực tế, ngón tay sưng cũng là một trong những dấu hiệu của ung thư phổi khi chất lỏng tích tụ ở các mô mềm đầu ngón tay.

Từ trường hợp của anh Vương, các bác sĩ cảnh báo các triệu chứng của bệnh ung thư thực sự rất phức tạp, một số thay đổi nhỏ trên cơ thể chúng ta có thể liên quan đến ung thư.

f064ff67dfc52c448e611ac6b983cc3a.jpg

4 bộ phận trên cơ thể TO RA là dấu hiệu của bệnh ung thư

1. Các ngón tay trở nên lớn hơn

Các ngón tay đột nhiên to ra, hay còn gọi là "ngón tay dùi trống" thì hãy hết sức cẩn thận bởi vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Ren Xinling, Giám đốc Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Đại học Thâm Quyến cho biết:

- Với người bị sưng đau ngón tay, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh đường hô hấp khoảng 75-80%, đặc biệt là ung thư phổi, xơ phổi, và u xơ nang ở phổi. Tình trạng đầu ngón tay to ra và phần móng tay quanh đầu ngón tay cong lên, móng tay tròn, nhô cao như dùi trống. Theo Hiệp hội Ung thư Phổi Roy Castle (Anh), hiện tượng “ngón tay dùi trống” xảy ra ở tổng cộng 39% trường hợp ung thư phổi các loại.

4 bộ phận trên cơ thể TO RA, 2 chỗ ngày càng bé đi là dấu hiệu ung thư giai đoạn cuối: Đi khám càng sớm, cơ hội điều trị khỏi càng cao - Ảnh 2.

- Triệu chứng sưng đau ngón tay chiếm 10-15% là bệnh tim mạch, nhất là phình động mạch chủ, tim bẩm sinh... hay các bệnh khác có thể dẫn đến thiếu oxy ở các đầu chi và gây rối loạn nhịp tim.

Ngoài ra, một số người bị xơ gan, ung thư trực tràng, ung thư thực quản và các bệnh về hệ tiêu hóa cũng có thể gây ra hiện tượng ngón tay dùi trống.

2. Chân trở nên to hơn

Ở bàn chân của chúng ta có chứa rất nhiều mạch máu và dây thần kinh. Khi tế bào ung thư di căn trong cơ thể thì rất có thể mạch máu và dây thần kinh ở chân sẽ bị ảnh hưởng.

Trên thực tế, đã có một số bệnh nhân ung thư vào viện khám với biểu hiện phù chân. Sau khi chẩn đoán thì thấy mạch máu ở chân bị tắc nghẽn do ung thư phổi, ung thư tuyến tụy và các khối u phụ khoa.

Ngoài ra, nếu có vấn đề về thận, tim, gan cũng có thể gây phù chân.

20130701095306-feet.jpg

3. Bụng ngày càng to

Phụ nữ có biểu hiện kém ăn, chướng bụng, tăng vòng bụng không rõ nguyên nhân, nhất là phụ nữ trung niên, cao tuổi thì nên đi khám phụ khoa kịp thời vì đó là dấu hiệu của ung thư buồng trứng.

Ung thư buồng trứng ở giai đoạn nặng gây khó tiêu, mệt mỏi, không ăn uống được nên sụt cân trầm trọng.

4. Cổ ngày càng to

Tình trạng cổ to bất thường có thể gây nên bởi cường giáp, suy giáp, ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp… Khi phát hiện cổ to bất thường, cần đi khám tại các cơ sở y tế để làm rõ nguyên nhân.

20200507_benh-buou-co-01.jpg

2 chỗ càng ngày càng "nhỏ" là dấu hiệu của ung thư giai đoạn cuối

1. Giảm cân

Sun Jianhai, Giám đốc Khoa Ung bướu của Bệnh viện Trung Sơn, tỉnh Hồ Bắc nhắc nhở rằng việc giảm cân mạnh trong thời gian ngắn chính là tín hiệu đầu tiên mà tế bào ung thư "gửi đến".

Trong quá trình tăng sinh, tế bào ung thư sẽ nhận hết dinh dưỡng trong cơ thể, khiến cơ thể thiếu chất, gây ra tình trạng sụt cân đáng kể. Bác sĩ cảnh báo mọi người nên cảnh giác nếu giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể trong vòng vài tuần.

ccec1daf9a89edffb3a73c52106cf727.jpg

2. Hình dạng phân ngày càng nhỏ

Trong tình trạng sức khỏe tốt, phân thường có hình trụ dài và thấp dần theo chiều dọc. Tất nhiên thì không phải ai cũng có hình dạng phân giống nhau, có lúc bị uốn cong nhưng có người lại đi ra hình con rắn... Tuy nhiên, miễn là chúng có một hình dạng cụ thể là được.

Ngược lại nếu xuất hiện các dải phân mỏng, phẳng, nhỏ thì bạn nên cẩn thận. Rất có thể polyp hay các khối u đang dần xâm chiếm không gian ruột, làm không gian lưu trữ phân ít hơn và khiến phân bị thay đổi hình dạng. Bên cạnh đó, nếu đi ngoài ra nhiều nước thì có thể bạn đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa, ví dụ như viêm dạ dày ruột cấp tính và chứng khó tiêu.

Phòng người bệnh ung thư không khó, điều đầu tiên cần làm đó là thay đổi các thói quen sống. Ông Sun Yan, một viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc đã tóm tắt các biện pháp phòng tránh bệnh ung thư như sau:

ziedunes-albumas-2256-82567379.jpg

1. Bỏ thuốc lá là ưu tiên hàng đầu

2. Hạn chế uống rượu

3. Ăn ít thịt đã qua chế biến

4. Tránh tiếp xúc với bức xạ mặt trời quá mức

5. Bỏ thức khuya

6. Bớt cảm xúc tức giận, căng thẳng

Ngoài ra, bạn nên quan tâm đến cơ thể mình nhiều hơn, cần phải kịp thời đi khám nếu có các dấu hiệu bất thường.