Thực hư việc voi tìm chất nổ tốt hơn chó?

Đối ngoại - Ngày đăng : 07:30, 22/03/2022

Cơ quan nghiên cứu dự án Quốc phòng cấp cao (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ được cho đang đầu tư vào việc huấn luyện voi để tìm chất nổ.

Theo đó, ý tưởng để voi tham gia tìm kiếm chất nổ xuất phát từ kinh nghiệm thực tế. Khi cuộc nội chiến Angola ở Nam Phi kết thúc vào năm 2002, những khu vực rộng lớn đã bị khai thác. Các chuyên gia bắt đầu nhận thấy rằng những con voi cẩn thận tránh những khu vực có chất nổ và quân đội bắt đầu quan tâm đến con vật này có thể phát hiện ra mìn hay chúng chỉ đơn giản là tránh những khu vực mà những con voi khác đã chết? Để tìm ra nguyên nhân, Lầu Năm Góc đã cấp cho DARPA một ngân sách nghiên cứu vào năm 2016.

Thực hư việc voi tìm chất nổ tốt hơn chó?
Thực hư việc voi tìm chất nổ tốt hơn chó? (Ảnh minh họa)

Kết quả thử nghiệm rất hứa hẹn: những con voi có thể xác định chính xác mẫu thử nào chứa chất nổ ở 73 trong số 74 trường hợp. Trong vòng thử nghiệm tiếp theo, các nhà khoa học cố gắng đánh lạc hướng những con voi bằng mùi trà và xăng, nhưng con vật này còn ghi điểm ấn tượng hơn với 23/23 kết quả đúng.

Do đó, các chuyên gia kết luận voi có thể phát hiện chất nổ một cách chính xác. Tuy nhiên, vấn đề duy nhất là những con vật này khá to lớn và nặng. Để đưa chúng vào vùng chiến sự là hoàn toàn không thể, vì vậy quân đội chỉ có hai lựa chọn: đưa voi đến giải cứu hoặc cố gắng tái tạo khả năng của chúng.

Phương án đầu tiên liên quan đến việc sử dụng các phương tiện bay không người lái có thể lấy một mẫu chất nổ và giao ngay cho những con voi để xác minh. Phương án thứ hai yêu cầu nghiên cứu sâu và liên quan đến việc phát triển một cảm biến dựa trên nguyên lý hoạt động của hệ thống khứu giác của voi.

Defense Advanced Research Projects Agency (DARPA) là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, chịu trách nhiệm phát triển những công nghệ mới phục vụ cho mục đích quân sự. Từ công nghệ áo choàng tàng hình đến cấy ghép não, DARPA nỗ lực để đẩy nhanh sự tiến bộ của công nghệ tương lai, đưa nó vào thực tế.

Vào năm 1958, Tổng Thống đời thứ 34 của Mỹ, Dwight Eisenhower đã chính thức thành lập DARPA với mục tiêu phát triển các công nghệ tiên tiến nhất phục vụ đất nước. Ban đầu, cơ quan này lấy tên ARPA (không có từ Defense) và được xem như phản ứng của Mỹ trước sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik.

Mặc dù là một phần của Lầu Năm Góc, nhưng DARPA lại là một cơ quan hoạt động độc lập với công tác nghiên cứu của Bộ quốc phòng Mỹ. Nhân viên của DARPA được chia thành các nhóm nhỏ được dẫn đầu bởi một người quản lý. Mỗi nhóm sẽ đảm nhận nghiên cứu giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó do nhóm tự do tìm kiếm ý tưởng và tổ chức thực hiện nghiên cứu giải quyết vấn đề. Ngoài ra, DARPA cũng chi tiền tài trợ cho các công ty công nghệ khác nhằm thực hiện các dự án mà cơ quan cho là hứa hẹn nhiều triển vọng.

Thanh Bình (lược dịch)