Lưu ý phân biệt ung thư tuyến giáp và ung thư vòm họng
Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 09:39, 12/03/2022
Thực tế, nhiều người vẫn chưa ung thư tuyến giáp và ung thư vòm họng khác nhau thế nào. Từ đó dẫn đến không phát hiện bệnh kịp thời và gây ra những hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là cách phân biệt nhanh hai căn bệnh này.
Ung thư tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng, có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Ung thư tuyến giáp xảy ra khi những tế bào bình thường ở tuyến giáp biến đổi thành những tế bào bất thường và phát triển thành khối u ác tính không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể.
Ung thư tuyến giáp được phân thành những loại sau:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú: Thể nhú chiếm từ 70-80% trong ung thư tuyến giáp, nó tiến triển chậm và thường hay di căn hạch cổ. Tuy nhiên, dù có di căn hạch nhưng ung thư tuyến giáp thể nhú vẫn có tiên lượng rất tốt.
- Ung thư tuyến giáp thể nang: Thể này chiếm từ 10-15% trong ung thư tuyến giáp. Cũng giống như thể nhú, thể nang có thể di căn hạch cổ nhưng tốc độ tiến triển nhanh hơn và có thể di căn xa vào xương, phổi.
- Ung thư tuyến giáp thể tủy: Loại ung thư tuyến giáp này chiếm từ 5-10%, liên quan đến di truyền trong gia đình và các vấn đề nội tiết.
- Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Đây là thể ác tính nhất của ung thư tuyến giáp đồng thời đáp ứng kém với điều trị, chỉ chiếm tỷ lệ dưới 2%.
Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng (còn gọi là ung thư biểu mô vòm họng) là bệnh ung thư phát sinh từ các tế bào vòm họng (phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi). Đây là căn bệnh ung thư đứng hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và thường gặp ở các loại ung thư nói chung. Đồng thời nó cũng đứng thứ 4 trong nhóm 6 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm tỷ lệ 10-12%.
Các giai đoạn của ung thư vòm họng gồm có:
- Giai đoạn 1: Không có biểu hiện rõ ràng, khó phát hiện. Khối u rất nhỏ, không quá 2,5cm.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn khu trú, kích thước khối u đã tăng đến 5 - 6 cm.
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư bắt đầu di căn.
- Giai đoạn 4: Ung thư di căn đến môi, miệng, phá hủy các hạch bạch huyết.
>>> Xem thêm:
Cách phân biệt ung thư tuyến giáp và ung thư vòm họng
Phân biệt ung thư tuyến giáp và ung thư vòm họng qua dấu hiệu
Dấu hiệu là cách đầu tiên được sử dụng giúp chúng ta phân biệt được điểm khác nhau của bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư vòm họng.
Dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp
- Khối u thường nằm ở trước cổ, dưới yết hầu hoặc bất kỳ vị trí nào vùng cổ, bệnh nhân có thể cảm thấy vướng víu khi mặc áo sơ mi. Nữ giới thường thấy khối u khi trang điểm còn nam giới có thể thấy khi cạo râu. Thông thường, khối u lành tính sẽ di chuyển lên xuống theo nhịp nuốt, còn khối u ác tính hầu như không di chuyển khi nuốt.
- Người bệnh ung thư tuyến giáp còn có thể mắc bệnh ho mạn tính. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư tuyến giáp thường ho mà không đi kèm bất cứ triệu chứng liên quan nào như cảm sốt, đau họng...
- Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể cảm thấy khó thở, nguyên nhân là do khối u tuyến giáp chèn ép lên khí quản. Ngoài ra, việc khối u tuyến giáp chèn ép trực tiếp hoặc gián tiếp lên thực quản cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy vướng víu nơi cổ họng, khó nuốt hoặc đau nghẹn khi nuốt.
- Khối u tuyến giáp ác tính có thể lan rộng ra ngoài tuyến giáp, làm tổn thương dây thần kinh thanh quản, khiến người bệnh bị khàn tiếng.
Dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng
- Bệnh nhân ung thư vòm họng thời kì đầu chỉ đơn thuần có biểu hiện đau họng ngắn ngày. Người bệnh sẽ thấy khó nuốt, ho kéo dài, thay đổi giọng nói.
- Người bệnh ung thư vòm họng cũng có thể mắc bệnh ho mạn tính. Tuy nhiên, người bệnh thường bị ho kèm các triệu chứng như cảm sốt, đau họng...
- Người bị ung thư vòm họng có thể chảy máu cam, thậm chí có nổi cả hạch và luôn có cảm giác có gì đó nghẹn dưới cổ. Khối u nghẹn ở cổ sẽ biểu hiện rõ sau một thời gian, khi nó bắt đầu lớn dầu và chèn vào các mô ở cổ, gây ảnh hưởng lớn tới dây thanh quản.
Phân biệt ung thư tuyến giáp và ung thư vòm họng qua nguyên nhân
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ chính xác nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp và ung thư vòm họng là gì? Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chúng ta có thể dựa vào những yếu tố nguy cơ này để thấy được điểm khác nhau của bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư vòm họng
Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp bao gồm:
- Giới tính: Ung thư tuyến giáp thường gặp ở nữ giới hơn nam giới.
- Tiếp xúc với chất phóng xạ có nồng độ cao: Bao gồm việc điều trị bức xạ ở đầu, cổ và bụi phóng xạ từ các nguồn như nhà máy điện hạt nhân hoặc thử nghiệm vũ khí.
- Một số hội chứng gen di truyền: Có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp bao gồm ung thư tuyến giáp tủy trong gia đình, tân sinh đa tuyến nội tiết và hội chứng ung thư đại tràng di truyền.
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng, cụ thể như:
- Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ cao mắc bệnh cao hơn nữ giới.
- Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra ở người lớn trong độ tuổi từ 30 và 50.
- Chế độ ăn nhiều muối: Ăn nhiều cá và thịt muối khi còn trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Rượu và thuốc lá: Uống nhiều rượu hoặc hút nhiều thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.
- Virus Epstein-Barr: Virus này liên quan đến một số bệnh ung thư hiếm gặp, trong đó có ung thư vòm họng.
- Bệnh sử gia đình: Nếu thành viên trong gia đình bị ung thư vòm họng, nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ tăng lên.
>>> Xem thêm:
Những điều cần lưu ý giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp và ung thư vòm họng
Ung thư tuyến giáp và ung thư vòm họng là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Vì vậy chúng ta cần thực hiện các phương pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là những điều cần lưu ý giúp phòng ngừa ung thư đơn giản nhưng lại rất hiệu quả.
- Tránh xa các chất kích thích: Sử dụng các chất kích thích thường xuyên chính là yếu tố gây bệnh ung thư. Vì vậy, để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.
- Hạn chế tiếp xúc với chất phóng xạ có nồng độ cao: Bạn nên hạn chế tiếp xúc với loại chất này, vì nó chính là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư rất cao.
- Tập luyện thường xuyên: Tập luyện giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường đề kháng cho cơ thể. Vì vậy bạn nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và tập liên tục 5 ngày trên tuần. Nên chọn các môn thể thao phù hợp với sức khỏe và độ tuổi để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Ăn ít đồ ăn chứa nhiều muối và những đồ ăn nhiều dầu mỡ như chiên, rán. Đồng thời nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cơ thể luôn khỏe mạnh.
- hoặc khi có dấu hiệu để tầm soát bệnh sớm nhất, hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Nguồn: fucoidankanehide.vn