Củ sen và những điều kiêng kỵ khi ăn
Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 06:00, 10/03/2022
Những người tỳ vị hư nhược, lạnh bụng và người dễ bị tiêu chảy không nên ăn củ sen sống
Củ sen sống là một loại thực phẩm có tính giải nhiệt nên đối với những người có cơ thể khô nóng thì ăn củ sen sống là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư nhược, lạnh bụng và người bị tiêu chảy nếu ăn củ sen sống sẽ làm nặng thêm các triệu chứng, khó tiêu hóa.
Không nên nấu củ sen trong chảo
Trong củ sen có chứa nhiều chất sắt, rất tốt cho máu của chúng ta. Nhưng tốt hơn hết không nên dùng chảo khi ninh củ sen vì sẽ làm củ sen bị thâm đen.
Nên dùng nồi bằng sứ hoặc inox để ninh củ sen. Không chỉ củ sen mà các loại thực phẩm khác có hàm lượng sắt cao cũng không thể nấu trong nồi sắt là có lý do.
Bà bầu không nên ăn củ sen
Củ sen đặc biệt thích hợp cho người già và trẻ nhỏ, phụ nữ và trẻ em, người ốm yếu, nhất là những người sốt cao, nôn ra máu, cao huyết áp, bệnh gan, chán ăn, thiếu máu do thiếu sắt, suy dinh dưỡng. Nhưng vì củ sen có tính lạnh nên các mẹ bầu không nên ăn.
Không nên ăn củ sen với đậu nành
Đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng, ngoài hàm lượng lớn protein còn rất giàu chất sắt, vì vậy đậu nành không được ăn cùng với củ sen, vì củ sen chứa nhiều xenlulo. Xenlulo sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể con người.
Không nên ăn củ sen với gan động vật
Củ sen có chứa xenlulo, axit aldonic trong chất xơ có thể tạo thành hỗn hợp với các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm trong gan động vật, làm cơ thể người giảm hấp thu các nguyên tố này.
Vì vậy, nếu muốn nấu canh củ sen, tốt hơn là nên nấu với sườn hoặc thịt thái mỏng, không nấu với nội tạng. Món canh nội tạng và củ sen tuy có vị ngon nhưng dinh dưỡng lại ít hơn nhiều.