Con trai học bài xong cứ ngồi lẩm bẩm một mình, bố lại gần nghe thử thì tái mặt: Hốt hoảng đưa con đi gặp bác sĩ ngay lập tức

Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 20:05, 07/03/2022

Câu chuyện là một hồi chuông cảnh báo đến các bậc phụ huynh.

Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng muốn con cái thi đỗ vào những ngôi trường tốt để làm tiền đề cho tương lai. Khi đến gần những kỳ thi quan trọng, cha mẹ yêu cầu con học hành thật chăm chỉ để đạt điểm số cao, có thành tích tốt.

Tuy nhiên người lớn chúng ta không biết rằng, học chăm chỉ quá mức chưa chắc đã tốt, đôi khi còn phản tác dụng. Một học sinh tiểu học ở Hồ Nam, Trung Quốc trong một đêm đã làm hết 8 trang bài tập. Được biết, em này chuẩn bị thi cuối cấp nên bố đã giao thêm bài tập về nhà để em ôn luyện cho cẩn thận.

Ý định ban đầu của phụ huynh này là tốt. Nhưng ông bố đã bỏ qua giới hạn mà một học sinh tiểu học có thể chịu đựng. Buổi sáng hôm sau khi tỉnh dậy, em học sinh có biểu hiện tinh thần không tỉnh táo, bắt đầu nói những câu vô nghĩa. Em liên tục ngồi lẩm bẩm "Con phải làm sao đây?".

Con trai học bài xong cứ ngồi lẩm bẩm một mình, bố lại gần nghe thử thì tái mặt: Hốt hoảng đưa con đi gặp bác sĩ ngay lập tức-1
Mẹ đứa trẻ kể lại câu chuyện.

Quá lo lắng, bố mẹ em đã dẫn con trai đi gặp bác sĩ. Đầu tiên, đứa trẻ được chụp điện não đồ, sau đó chụp MRI vùng đầu,... Sau một loạt kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán, đứa trẻ mắc bệnh viêm não tự miễn, là bệnh viêm não do thụ thể kháng NMDA tương đối nghiêm trọng. Người mắc bệnh này sẽ có các triệu chứng lâm sàng như giảm trí nhớ, hành vi tâm thần khác hẳn với người bình thường, thậm chí có biểu hiện bệnh động kinh.

Một đứa trẻ mới học tiểu học mà lại bị phát hiện mắc bệnh này thì khó có phụ huynh nào chấp nhận được. Cũng theo bác sĩ, nguyên nhân bị viêm não tự miễn khi còn nhỏ có liên quan đến tình trạng suy kiệt tinh thần trong thời gian dài của đứa trẻ. Nghe điều này, bố mẹ em học sinh mới bàng hoàng, hối hận khôn nguôi.

Đừng tạo áp lực học tập quá lớn cho con 

Cha mẹ nào cũng mong con học hành giỏi giang, vì vậy nhiều người vô tình gây áp lực cho con. Một số thống kê cho thấy, có đến gần 80% trẻ không được ngủ đủ giấc, luôn trong trạng thái mệt mỏi, phải dùng các loại thuốc hỗ trợ để giải tỏa tinh thần. Tỷ lệ học sinh tự tử có liên quan đến các vấn đề điểm số, thành tích vẫn đang không ngừng tăng lên.

Áp lực học tập có thể gây ra rất nhiều hậu quả: Đầu tiên là ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của trẻ, gây ra những vấn đề tâm lý; thứ hai là ảnh hưởng đến chính mối quan hệ gia đình bố mẹ - con cái. Con sẽ luôn cảm thấy bất mãn vì bị bố mẹ ép học tập quá mức, cho rằng cho mẹ không thương mình, cảm thấy vô cùng áp lực và mệt mỏi khi về tới nhà. Còn bố mẹ thì luôn khó chịu, trong lòng so sánh con mình với con người ta và càng đặt áp lực cho con hơn. Dần dần cha mẹ - con cái trở nên xa cách.

Áp lực học tập còn cướp đi tuổi thơ của trẻ. Một đứa trẻ muốn phát triển khỏe mạnh thì cần cân băng giữa việc học và việc chơi đùa với chúng bạn.

Qian Zhiliang, Tiến sĩ Giáo dục, đã nói: "Ngủ đủ giấc để phát triển cơ thể; có rất nhiều hoạt động rực rỡ sắc màu, tự do chạy nhảy, tập thể dục tự do, quan sát vạn vật trong thiên nhiên, chơi trò chơi với bạn bè"... Kiểu sống này sẽ khiến trẻ hào hứng mỗi ngày, cảm nhận được niềm vui của cuộc sống và khơi dậy sức sống bên trong của trẻ".

Muốn học thì phải học, muốn chơi thì phải vui. Kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, bổ sung cho nhau thì mới có thể tồn tại lâu dài. Thế giới trẻ thơ không nên chỉ có sách giáo khoa, giấy tờ mà cần có một cuộc sống xanh tươi, tràn đầy sức sống hơn.

Zheng Yuanjie nói: "Một nhà giáo dục giỏi nên giáo dục một đứa trẻ bằng 50 phương pháp giáo dục, chứ không phải một phương pháp để giáo dục 50 đứa trẻ". Chơi cũng là một giáo dục. Nếu cứ bắt ép con học chữ số, học viết quá sớm, sẽ bỏ lỡ giai đoạn giáo dục sớm mà ở đó kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo và đồng cảm bị giảm đáng kể.

Theo Pháp luật và bạn đọc