Dùng hạt sen chữa mất ngủ, cần lưu ý những đại kỵ sau
Ẩm thực - Ngày đăng : 10:20, 04/03/2022
Công dụng của hạt sen
Một số công dụng của hạt sen đã được nhắc đến trong các thành phần liên quan, cụ thể:
Ăn hạt sen có thể chống lão hóa do enzyme trong hạt sen có thể kết nối protein trong cơ thể, hạn chế tổn thương và giúp làn da tươi tắn, trẻ trung hơn.
Hạt sen có thể chữa được nhiều loại bệnh khác nhau, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ an thần, trị mất ngủ, đau đầu, căng thẳng.
Hạt sen có chứa protid, glucid, các loại vitamin nhóm B, PP, vitamin C… được tận dụng để bào chế các loại thuốc chữa đau đầu kinh niên, đau nửa đầu ở độ tuổi tiền mãn kinh.
Với nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ thần kinh, trẻ nhỏ ăn hạt sen cũng giúp hỗ trợ phát triển trí não, thông minh hơn. Phụ nữ mang thai ăn hạt sen cũng hỗ trợ phát triển trí não cho thai nhi.
Những điều cần lưu ý khi ăn hạt sen
Không dùng hạt sen cho người mắc bệnh tim mạch
Những người bị bệnh tim cũng nên chú ý chỉ nên dùng hạt sen bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải. Do tâm sen có hàm lượng alkaloid cao nên sẽ tác động lực mạnh và ảnh hưởng đến tim do đó cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài.
Dùng hạt sen chữa mất ngủ nên giữ lại tâm sen
Trong hạt sen gồm hai thành phần là hạt và tâm sen. Búp trong hạt sen được gọi là tâm sen mới là thành phần có tác dụng chữa mất ngủ. Do đó, khi sử dụng hạt sen mà đã bỏ đi tâm sen thì sẽ không có tác dụng chữa mất ngủ. Chỉ nên dùng riêng tâm sen để chữa đau đầu, mất ngủ sẽ tốt hơn.
Trong tâm sen có chất kiềm, glucocide thơm có tác dụng an thần. Sau khi ăn tâm sen tuyến tụy tiết ra chất insulin làm người ta dễ ngủ hơn.
Tuy nhiên tâm sen có vị đắng, khó ăn. Vì thế nếu muốn chữa mất ngủ thì nên dùng loại nguyên hạt, có cả tâm sen.
Không nên dùng hạt sen khi rối loạn tiêu hóa
Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ – kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa.
Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều, hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.
Trộn hạt sen để nấu cháo cho trẻ
Hạt sen không có nhiều ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, thậm chí còn làm trẻ khó tiêu hoá. Nguyên nhân là hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm vì còn quá non nớt không thể hấp thụ được các chất, ngược lại, có thể gây dị ứng và mẩn đỏ.
Do đó, không nên trộn các loại hạt sen để nấu cháo cho bé vì sẽ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Nên sao tâm sen trước khi dùng
Tâm sen lại có chứa độc tính vì vậy muốn sử dụng làm thuốc trước tiên phải khử độc có trong nó rồi mới dùng vào thang thuốc Hãy khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài.
Không nên dùng nhiều tâm sen
Những trường hợp người hư nhiệt không nên dùng nhiều tâm sen. Dùng tâm sen cũng sẽ ngủ được nhưng về lâu dài dễ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường.
Dùng nhiều tâm sen cũng có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh lý và giảm ham muốn tình dục, nam bất lực sinh lý, nữ kinh nguyệt xáo trộn.
Theo Tiền Phong