Có thể ngăn tên lửa hạt nhân được phóng ra không?
Đối ngoại - Ngày đăng : 09:33, 02/03/2022
Trước đó, hôm 27/2, một cuộc họp đã được tổ chức giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov.
Tại cuộc họp, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga đặt các lực lượng răn đe hạt nhân của nước này trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
“Các nước phương Tây không chỉ có những hành động không thân thiện với đất nước chúng tôi trong lĩnh vực kinh tế, mà các quan chức hàng đầu của các thành viên NATO có những tuyên bố gây hấn đối với chúng tôi”, ông Putin nói.
Lực lượng răn đe chiến lược là cơ sở tạo nên sức mạnh chiến đấu của Lực lượng vũ trang Nga. (Ảnh: AP) |
Động thái mới của ông Putin làm dấy lên lo ngại về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong xung đột với Ukraine.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là thế giới đang đứng trước bờ vực của chiến tranh hạt nhân nếu Tổng thống Nga ra lệnh sử dụng Lực lượng tên lửa chiến lược (RVSN), tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-160 được trang bị vũ khí hạt nhân.
Câu hỏi đặt ra là liệu có thể ngăn chặn tên lửa hạt nhân phóng vào lãnh thổ một quốc gia mà vũ khí này nhắm tới?
Làm thế nào để ngăn chặn tên lửa hạt nhân?
Các hạt nhân được mang theo tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Về mặt lý thuyết, có thể đánh chặn cả hai tên lửa này thông qua việc sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa. Tên lửa hành trình nhỏ hơn và khó bị phát hiện hơn, nhưng nếu nằm trong tầm quan sát của radar và vệ tinh, chúng có thể bị tiêu diệt bởi tên lửa hoặc máy bay chiến đấu ở phần giữa đường bay của tên lửa.
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo một khi đã phóng thì rất khó bị ngăn chặn. Chúng bay nhanh hơn và do đó cần phải nhanh chóng phát hiện vụ phóng - có khoảng 2 phút để đánh chặn và tiêu diệt một tên lửa đạn đạo. Điều quan trọng là phải phản ứng đủ nhanh để tiêu diệt tên lửa trong thời gian ngắn giữa lúc tên lửa tăng tốc và tách đầu đạn ra khỏi bầu khí quyển - trên thực tế không quá 2 phút được phân bổ cho việc phóng một tên lửa đạn đạo.
Mới đây, hôm 28/2, sau mệnh lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho hay, bộ ba hạt nhân của nước này đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng ở mức “cảnh báo”.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã báo cáo lên Tổng thống Vladimir Putin rằng, các lực lượng răn đe hạt nhân trên mặt đất, trên không và tàu ngầm của Nga đã được đặt ở chế độ sẵn sàng ở mức cảnh báo và điều động thêm binh sĩ.
Lực lượng răn đe chiến lược của Nga gồm nhiều loại vũ khí chiến lược khác nhau, cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường, có thể sử dụng cho mục đích phòng thủ và tấn công.
Theo định nghĩa của Nga, các lực lượng này được thiết kế để “ngăn chặn các hành động xâm lược nhằm vào Nga và các đồng minh của Nga, cũng như để đánh bại kẻ xâm lược, kể cả trong một cuộc chiến có sử dụng vũ khí hạt nhân”.
Theo dữ liệu từ các nguồn mở, có hơn 100 tổ hợp như vậy đang làm nhiệm vụ chiến đấu. Và Nga có kế hoạch chuyển sang sử dụng hoàn toàn các tổ hợp này vào năm 2024.
Tầm bắn của tên lửa Yars là 12.000 km. Tên lửa này có thể vượt qua tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có và được trang bị nhiều đầu đạn riêng lẻ với các hệ thống dẫn đường, cho phép tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Ngoài ra, các tổ hợp tên lửa Avangard - phương tiện siêu vượt âm cực kỳ hiện đại đã được đưa vào trực chiến. Tất cả chúng đều có thể mang cả vũ khí hạt nhân và vũ khí chính xác tầm xa thông thường.
Thanh Bình (lược dịch)