Chính phủ thực hiện quyết liệt chính sách giảm thuế VAT xuống 8%
Cuộc sống số - Ngày đăng : 08:00, 28/02/2022
Giảm thuế VAT 2% giúp hồi phục kinh tế
Tổng cục Thuế đã đưa ra Công điện số 02/CĐ-TCT yêu cầu các Cục Thuế địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho người dân và doanh nghiệp triển khai áp dụng chính sách giảm thuế xuống mức 8% theo quy định tại Nghị định 15/NĐ-CP (trừ một số hàng hóa, dịch vụ), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02 đến 31/12/2022.
Bộ Tài chính đánh giá việc giảm thuế có thể khiến ngân sách giảm thu con số lên đến 49.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là việc làm cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn sau đại dịch, hồi phục kinh tế và phát triển kinh doanh.
Theo các chuyên gia nhận định, giảm thuế giá trị gia tăng là đòn bẩy để kích thích tiêu dùng, đầu tư, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh giúp nền kinh tế sớm phục hồi. Bên cạnh đó, giảm thuế cũng giúp giá nguyên liệu đầu vào giảm, tăng sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp trong năm tới.
Kế toán “lao đao” cập nhật chính sách mới
Việc thực hiện chính sách được bắt đầu ngay ngày đầu năm mới 01/02/2022, trong không khí cả nước đang vui Xuân. Do vậy, không khó hiểu khi vừa quay trở lại công việc, kế toán và doanh nghiệp gặp nhiều lúng túng khi áp dụng.
Theo ghi nhận, tại các nhóm và diễn đàn mạng xã hội, không khí nhộn nhịp hơn hẳn mọi năm. Vô số câu hỏi được đặt ra như “Công ty có mã ngành 7310 thi công bảng hiệu thì xuất hóa đơn 8% hay 10%?”, “Gạch lát ốp thuế 8% hay 10% các kế toán ơi?”, “Tồn kho 10% thì giờ xuất hóa đơn là 8% hay 10%?”.
Chị Xuân Nhi, kế toán tại một công ty thiết bị điện tại Thủ Đức chia sẻ: “Công ty tôi có cả hàng trăm mặt hàng, hiện tại rất khó và mất nhiều thời gian để kiểm tra loại nào xuất 10% loại nào xuất 8%. Đến bây giờ tôi chưa dám xuất một hóa đơn đầu ra nào trong tháng 2”. Thực tế, việc bóc tách từng mặt hàng kinh doanh để áp dụng mức thuế 8% hay 10% không đơn giản, gây “đau đầu” cho kế toán viên, kể cả kế toán giàu kinh nghiệm. Không cẩn thận xuất sai, doanh nghiệp có thể bị cơ quan thuế phạt và khách hàng khiếu nại.
Kế toán cần làm gì lúc này?
Để áp dụng mức thuế suất mới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất hóa đơn đáp ứng theo quy định, Tổng cục Thuế đã đưa ra thông báo nâng cấp ứng dụng hóa đơn điện tử, thêm mức thuế suất 8% để người sử dụng lựa chọn. Đồng thời, Tổng cục Thuế cũng đã đề nghị các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, các tổ chức trung gian tiến hành nâng cấp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nộp thuế.
Về vấn đề này, ông Huỳnh Trọng Văn – CEO của Hóa đơn điện tử an toàn MIFI chia sẻ: “Chính sách giảm thuế ban đầu có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp và gây lúng túng cho kế toán, nhưng nhìn theo hướng tích cực, điều này lại mang nhiều lợi ích cho người dân lẫn doanh nghiệp giúp giảm nguyên liệu đầu vào, giá thành sản phẩm giảm và tác động đến toàn bộ giao dịch trên thị trường. Để đáp ứng với quy định của Chính phủ, các tổ chức trung gian hóa đơn điện tử hầu như đều đã bổ sung thêm mức thuế 8% và cập nhật cho các doanh nghiệp để có thể liên tục quá trình kinh doanh của mình không bị gián đoạn.”
Theo ông Văn, các kế toán cần tra cứu kỹ nhóm hàng hóa của doanh nghiệp có thuộc nhóm ngành không được giảm thuế GTGT tại 3 phụ lục I, II, III của Nghị định 15/2022/NĐ-CP hay không. Phần nào chưa nắm rõ, kế toán nên chủ động liên hệ Cơ quan thuế để được hướng dẫn, tránh xuất sai có thể dẫn đến bị phạt và khách hàng khiếu nại.
MIFI là gì? MIFI là phần mềm hóa đơn điện tử đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn an toàn quốc tế nhờ lưu trữ tại Microsoft Azure với hơn 200 data center trên toàn cầu, cũng là đơn vị tiên phong tại Việt Nam đưa ra gói bảo hiểm cam kết đền bù lên đến 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, MIFI được Tổng cục thuế lựa chọn là đơn vị kết nối trực tiếp. Được đảm bảo hệ thống lưu trữ hàng đầu bởi Mắt Bão, MIFI hiện đang là giải pháp hóa đơn điện tử hàng đầu cho doanh nghiệp.
Xem thông tin tại: mifi.vn
Minh An